ĐÁNH GIÁ HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ NÚT MẠCH CẦM MÁU CẤP CỨU UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN VỠ

Lê Thanh Dũng1, Trần Việt Hùng1, Vũ Hoài Linh1,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả nút mạch cấp cứu bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) vỡ.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu đánh giá kết quả chụp và nút mạch cấp cứu cầm máu trên 22 bệnh nhân UTBMTBG vỡ từ 01/2014 đến 6/2016 Bệnh viện Việt Đức.
Kết quả: 22/22 bệnh nhân được chẩn đoán u gan vỡ trên cắt lớp vi tính (CLVT), được chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và nút mạch cấp cứu cầm máu, kích thước trung bình u theo đường kính lớn nhất 83,95mm. Hình ảnh DSA: 7/22 trường hợp (31,8%) có thoát thuốc động mạch (ĐM), 2/22 (9,1%) có giả phình, 1/22 (4,6%) có thông động tĩnh mạch trong khối, 12/22 trường hợp (54,5%) không phát hiện tổn thương mạch. Vật liệu nút mạch chủ yếu
sử dụng Spongel trong 19/22 (86,4%), keo sinh học Histoacryl 3/22 (14,6%). Nút mạch tỷ lệ thành công 100%. Số lượng máu truyền trung bình: 969ml. 1 bệnh nhân suy gan tiến triển và tử vong trong vòng 1 tháng sau nút mạch. 6/9 (66,7%) bệnh nhân có huyết khối TMC (TMC) tử vong trong vòng 6 tháng sau can thiệp.
Kết luận: Điều trị nút mạch cầm máu đường ĐM trong UTBMTBG vỡ là phương pháp an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. B. Davidson, R. Carratta, F. Paccione et al. (1991), “Surgical emergencies in liver disease”, Baillieres Clin
Gastroenterol, 5(4), tr. 737-58.
2. M. P. Fernandez andR. D. Redvanly (1998), “Primary hepatic malignant neoplasms”, Radiol Clin North Am, 36(2), tr. 333-48.
3. E. C. Lai andW. Y. Lau (2006), “Spontaneous rupture of hepatocellular carcinoma: a systematic review”, Arch Surg, 141(2), tr. 191-8.
4. C. T. Kung, B. M. Liu, S. H. Ng et al. (2008), “Transcatheter arterial embolization in the emergency department for hemodynamic instability due to ruptured hepatocellular carcinoma: analysis of 167 cases”, AJR Am J Roentgenol, 191(6), tr. W231-9.
5. M. Miyamoto, T. Sudo andT. Kuyama (1991), “Spontaneous rupture of hepatocellular carcinoma: a review of 172 Japanese cases”, Am J Gastroenterol, 86(1), tr. 67-71.
6. H. Ngan, W. K. Tso, C. L. Lai et al. (1998), “The role of hepatic arterial embolization in the treatment of
spontaneous rupture of hepatocellular carcinoma”, Clin Radiol, 53(5), tr. 338-41.
7. Y. Yang, H. Cheng, A. Xu et al. (2002), “[Transarterial embolization for hemorrhage due to spontaneous rupture
in hepatocellular carcinoma]”, Zhonghua Zhong Liu Za Zhi, 24(3), tr. 285-7.
8. M. Okazaki, H. Higashihara, F. Koganemaru et al. (1991), “Intraperitoneal hemorrhage from hepatocellular carcinoma: emergency chemoembolization or embolization”, Radiology, 180(3), tr. 647-51.
9. H. Yoshida, Y. Mamada, N. Taniai et al. (2016), “Spontaneous ruptured hepatocellular carcinoma”, Hepatol Res, 46(1), tr. 13-21.
10. A. Tanaka, R. Takeda, S. Mukaihara et al. (2001), “Treatment of ruptured hepatocellular carcinoma”, Int J Clin
Oncol, 6(6), tr. 291-5.