NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TRÊN BỆNH NHÂN GAN NHIỄM MỠ ĐẾN KHÁM TẠI PHÒNG BẢO VỆ SỨC KHOẺ CÁN BỘ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bs Huỳnh Công Minh1, Bs Văn Thị Thanh Vân1, Bs Lê Viết Khâm1, Bs Huỳnh Thế Thiện Giác1, Bs Huỳnh Thị Sáu1, Bs Nguyễn Thị Thanh Thúy1
1 Phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu Hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ đến khám tại phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế và tìm hiểu mối liên quan giữa Hội chứng chuyển hóa với mức độ gan nhiễm mỡ trên đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 342 người, với 265 nam (77,49%) và 77 nữ (22,51%) là bệnh nhân đến khám định kỳ phát hiện có gan nhiễm mỡ qua siêu âm tại Phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên – Huế. Từ tháng 02-09/2016. Chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn của IDF (2009).
Kết quả: Tỷ lệ HCCH khá cao 34,21% ở cả 2 giới (nam 37,74%, nữ 22,08%), tỷ lệ này tăng dần theo độ tuổi và theo chỉ số BMI, đặc biệt tuổi 50 - 69 có tỷ lệ HCCH cao khoảng 46% ở nam và khoảng 40% ở nữ; và > 70 tuổi là 100%. Tỷ lệ HCCH cũng tăng cao ở đối tượng có gan nhiễm mỡ độ II (khoảng 60%) và độ III (hơn 80%). Có tương quan thuận có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa mức độ gan nhiễm mỡ với thành tố Vòng bụng trên đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó nguy cơ mắc HCCH ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ II trở lên là cao hơn có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Tỷ lệ HCCH khá cao trên bệnh nhân có gan nhiễm mỡ độ II và độ III, đặc biệt rất cao ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ lớn tuổi, tăng dần theo BMI. Có nguy cơ mắc HCCH ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ II trở lên.                                  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Nội-Đại học Y Dược Huế (2008), “Hội chứng chuyển hóa”, Giáo trình sau đại học chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa, NXB Đại Học Huế, tr.313-357
2. Lê Văn Chi (2008), “Sinh lý bệnh Hội chứng chuyển hóa”, Tạp chí Y Học Thực Hành, (616 + 617), tr. 134-147.
3. Nguyễn Thị Việt Hồng, Dương Hồng Thái (2013), “Nghiên cứu mối liên quan giữa HCCH với các đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu”, Tạp chí Y Học Thực Hành, 866(4), tr. 82-86.
4. Nguyễn Thị Thùy Linh, Trần Bảo Nghi (2012), “Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi có gan nhiễm mỡ không do rượu”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 16(1), tr. 97-100.
5. Nguyễn Phước Bảo Quân (2008), “Gan”, Siêu âm bụng tổng quát, tr. 115-234.6. Alberti K. G., Eckel R. H., Grundy S. M. et al. (2009), Harmonizing the Metabolic Syndrome, Circulation, 120; pp.1640-1645.
7. Corina Radu, Mircea Grigorescu et al. (2008), Prevalence and Associated Risk Factors of Non- Alcoholic Fatty Liver Disease in Hospitalized Patients, J Gastrointestin Liver Disease, 17 (3), pp.255-260.
8. Masahide Hamaguchi, Noriyuki Takeda et al. (2012), Identification of individuals with non-alcoholic fatty liver disease by the diagnostic criteria for the metabolic syndrome, World J Gastroenterol, 18(13), pp.1508-1516.
9. Mauro Karnikowski, Cláudio Córdova et al. (2007), Non-alcoholic fatty liver disease and metabolic syndrome in Brazilian middle-aged and older adults, Sao Paulo Med J., 125(6), pp.333-337.
10. Scott Rector R, Thyfault John P et al. (2008), Non-alcoholic fatty liver disease and the metabolic syndrome: An update, World J Gastroenterol, 14(2), pp. 185-192.