ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA KHÁNG I-131
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên các bệnh nhân UTTG biệt hóa kháng I-131.
Đối tượng và phương pháp: các bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTTG biệt hóa bằng kết quả mô bệnh học là thể
biệt hoá đã được phẫu thuật cắt gần hoàn toàn hoặc hoàn toàn tuyến giáp, vét hạch cổ và được điều trị bằng I-131 và được xác
định kháng với I-131.
Kết quả: nghiên cứu 30 BN UTTG biệt hóa kháng I-131 chúng tôi nhận thấy BN có tuổi trung bình 50,07 ± 14,93; tỷ lệ
nữ/nam là 3,2/1. Xét nghiệm mô bệnh học có 86,7% thể nhú, 6,7% là thể nhú - nang và 6,7% thể nang. 40% BN ở giai đoạn I;
3,3% ở giai đoạn II, giai đoạn III có 3,3% và có tới 53,4% BN ở giai đoạn IV. Trong đó 13,3% đã có di căn xa tại thời điểm chẩn
đoán. Trung vị thời gian từ khi được chẩn đoán đến khi xác định kháng I-131là 21,5 tháng. Số lần điều trị I -131 trung bình trước khi được chẩn đoán kháng I-131 là 2,47 ± 1,13 lần với tổng liều trung bình là 301,8 mCi. 70% số BN kháng I-131 được phân loại thuộc vào nhóm I; 10% thuộc nhóm II; nhóm III và nhóm IV có tỉ lệ lần lượt là 6,7 và 13,3% theo Hiệp Hội Tuyến Giáp
Hoa kỳ. 80% số BN có 1 vị trí tổn thương kháng I-131. Vị trí tổn thương hay gặp nhất là hạch vùng cổ chiếm 76,8%; 16,7% tổn
thương tại giường tuyến giáp trong đó 13,3% có tổn thương tại giường tuyến giáp kết hợp với các vị trí khác như hạch cổ, phổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Ung thư tuyến giáp biệt hoá, kháng I-131
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Minh Bảo, Lê Ngọc Hà và cộng sự (2007). Nghiên cứu một số một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật bằng I-131 tại bệnh viện Trung ương quân đội 108. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Quốc phòng.
2. Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự (2013). Đánh giá kết quả điều trị ung thư giáp trạng thể biệt hoá sau phẫu thuật bằng I-131 tại Viện Y học phóng xạ và U bướu quân đội. Y học lâm sàng 108, tập 8, tr.162-167.
3. Francis Worden (2014). Treatment stratergies for radioactive iodine- refractory differentiated thyroid cancer. Ther Adv Med Oncol 6161: 267-279.
4. Brian R. Haugen, Erik K. Alexander, Keith C. Bible (2016). 2015 American Thyroid Association Management Guidelines for Adult Patients with Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer. Thyroid 26 (1):1-133.
5. NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology: Thyroid Carcinoma. V.1. 2016.
6. Fernanda Vaisman, Denise P, Mario Vaisman (2014). A new appraisal of iodine refractory thyroid cancer. European Journal of Endocrinology 22:301-310.