ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH CỦA XẠ HÌNH SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIM CHỤP TƯ THẾ NẰM NGỬA KẾT HỢP NẰM SẤP

Lê Quốc Khánh1, Lê Ngọc Hà1,
1 Khoa Y học hạt nhân bệnh viện trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mục đích nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm hình ảnh và giá trị của xạ hình SPECT tưới máu cơ tim chụp tư thế nằm ngửa kết hợp với nằm sấp so với chụp nằm ngửa đơn thuần.
Đối tượng và phương pháp: 59 bệnh nhân (BN) nghi ngờ mắc bệnh động mạch vành (ĐMV) được chụp xạ hình gated SPECT tưới máu cơ tim với Tc-99m sestamibi tư thế nằm ngửa kết hợp nằm sấp để làm giảm nhiễu khuyết xạ do hiệu ứng suy giảm trên xạ hình chụp nằm ngửa đơn thuần tại khoa Y học hạt nhân bệnh viện trung ương Quân đội 108. Kết quả xạ hình tưới máu cơ tim (XHTMCT) được đối chiếu với kết quả chụp ĐMV.
Kết quả: Phương pháp chụp XHTMCT gated SPECT tư thế nằm ngửa kết hợp nằm sấp có độ nhạy là 76% và độ đặc hiệu là 94,1%. Không có sự khác biệt rõ rệt về độ nhạy của 2 phương pháp chụp. Tuy nhiên, độ đặc hiệu cải thiện rõ rệt ở phương pháp chụp kết hợp (94,1% khi phân tích hình ảnh của tư thế kết hợp so với 70,6% ở tư thế nằm ngửa đơn thuần). Đặc biệt, độ đặc hiệu cải thiện rõ rệt ở nhóm BN thừa cân với BMI > 23 (94,4% so với 61,1%) và ở BN nam (96,4% so với 71,4%).
Kết luận: Phân tích hìnhảnh khi chụp kết hợp tư thế nằm ngửa và nằm sấp không cải thiện độ nhạy nhưng cải thiện đáng kể độ đặc hiệu của XHTMCT, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân thừa cân và nam giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hendel RC et al, (2002)The Value and Practice of Attenuation Correction for Myocardial Perfusion SPECT
Imaging: A Joint Position Statement from the AmericanSociety of Nuclear Cardiology and the Society of Nuclear Medicine. J Nucl Med, 43: p. 273–280.
2. Thomas A. Holly MD et all, (2010)Single photon-emission computed tomography. ASNC Imaging Guidlines for Nuclear Cardiology Procedures.
3. R. J. Gibbons, et al., (1999)ACC/AHA/ACP-ASIM guidelines for the management of patients with chronic
stable angina: executive summary and recommendations. A Report of the American College of Cardiology/ American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Committee on Management of Patients with Chronic Stable Angina). Circulation, 99(21): p. 2829-48.
4. K. Goto, et al., (2014)Impact of combined supine and prone myocardial perfusion imaging using an ultrafast
cardiac gamma camera for detection of inferolateral coronary artery disease. Int J Cardiol, 174(2): p. 313-7.
5. Hidetaka Nishina, et al., (2006)Combined Supine and Prone Quantitative Myocardial Perfusion SPECT: Method
Development and Clinical Validation in Patients with No Known Coronary Artery Disease. Journal of Nuclear Medicine, 47(1): p. 51-58.
6. Harvey A. Ziessman, Janis P.O Malley, and James H. Thrall, (2013)Nuclear Medicine requisites. Cardiac system: p. 451.
7. Piotr J. Slomka, et al., (2007)Combined quantitative supine-prone myocardial perfusion spect improves
detection of coronary artery disease and normalcy rates in women. Journal of Nuclear Cardiology, 14(1): p. 44-52.