RÁCH DÂY CHẰNG CHÉO SAU: HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRƯỚC PHẪU THUẬT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu đánh giá hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rách
dây chằng chéo sau trước phẫu thuật.
Phương pháp: Từ 1/2015 đến 12/2016, 48 bệnh nhân nghi ngờ rách dây chằng chéo sau trên lâm sàng, được chụp cộng
hưởng từ và được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức. Đặc điểm của rách dây chằng chéo sau và các tổn thương đi kèm được mô
tả và so sánh với kết quả phẫu thuật.
Kết quả: Đường kính trung bình của dây chằng chéo sau là 7,6 ± 2,1 mm, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm
có đường kính dây chằng < 7mm và nhóm ³ 7mm. Tăng tín hiệu trong dây chằng gặp trong 79,2% các trường hợp. Rách dây
chằng chéo trước thường gặp trong rách dây chằng chéo sau phối hợp (64,6%). Cộng hưởng từ có độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt
là 89% và 86% trong chẩn đoán rách hoàn toàn dây chằng chéo sau.
Kết luận: Cộng hưởng từ giúp chẩn đoán chính xác rách dây chằng chéo sau trước phẫu thuật, các dấu hiệu tăng tín hiệu
trong dây chằng, tăng kích thước dây chằng ³ 7mm là những dấu hiệu quan trọng gợi ý chẩn đoán
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rách dây chằng chéo sau, cộng hưởng từ trước mổ
Tài liệu tham khảo
2. Shelbourne, K.D., T.J. Davis, and D.V. Patel, The natural history of acute, isolated, nonoperatively treated
posterior cruciate ligament injuries. A prospective study. Am J Sports Med, 1999. 27(3): p. 276-83.
3. Feltham, G.T. and J.P. Albright, The Diagnosis of PCL Injury: Literature Review and Introduction of Two Novel Tests. Iowa Orthop J, 2001. 21: p. 36-42.
4. Sonin, A.H., et al., Posterior cruciate ligament injury: MR imaging diagnosis and patterns of injury. Radiology,
1994. 190(2): p. 455-8.
5. Niitsu, M., et al., Tears of cruciate ligaments and menisci: evaluation with cine MR imaging. Radiology, 1991.
178(3): p. 859-64.
6. Wind, W.M., Jr., J.A. Bergfeld, and R.D. Parker, Evaluation and treatment of posterior cruciate ligament injuries:
revisited. Am J Sports Med, 2004. 32(7): p. 1765-75.
7. Schulz, M.S., et al., Epidemiology of posterior cruciate ligament injuries. Archives of Orthopaedic and Trauma
Surgery, 2003. 123(4): p. 186-191.
8. Rodriguez, W., Jr., et al., MRI appearance of posterior cruciate ligament tears. AJR Am J Roentgenol, 2008. 191(4): p. 1031.
9. Cho, K.-H., et al., Normal and Acutely Torn Posterior Cruciate Ligament of the Knee at US Evaluation:
Preliminary Experience. Radiology, 2001. 219(2): p. 375-380.
10. Smith, R.C., Magnetic resonance imaging of the knee (second edition). Magnetic Resonance Imaging. 11(7): p. 1077.
11. Al-Otaibi, L. and M.J. Siegel, The pediatric knee. Magn Reson Imaging Clin N Am, 1998. 6(3): p. 643-60.
12. Laoruengthana, A. and A. Jarusriwanna, Sensitivity and specificity of magnetic resonance imaging for knee injury and
clinical application for the Naresuan University Hospital. J Med Assoc Thai, 2012. 95 Suppl 10: p. S151-7.
13. Gross, M.L., et al., Magnetic resonance imaging of the posterior cruciate ligament. Clinical use to improve
diagnostic accuracy. Am J Sports Med, 1992. 20(6): p. 732-7.