NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT DÁN NHÃN SPIN ĐỘNG MẠCH (ASL) TRONG PHÂN ĐỘ MÔ HỌC U SAO BÀO

Đặng Văn Anh Kiệt1, Lê Văn Phước1,
1 Khoa Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của cộng hưởng từ tưới máu với kỹ thuật dán nhãn spin động mạch (ASL) trong dự báo độ mô học của u sao bào, thông qua khảo sát giá trị và tương quan giữa lưu lượng tưới máu não tương đối (rCBF) với các nhóm u sao bào độ ác thấp và cao.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, được tiến hành tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 03/2017 đến 06/2018. Tất cả các bệnh nhân đều được chụp cộng hưởng từ bằng máy Skyra 3 Tesla của hãng Siemens (Đức) với kỹ thuật ASL. Trên mỗi ca bệnh, giá trị rCBF của tổn thương được tính bằng cách chia giá trị CBF của vùng u với vùng bình thường tương ứng ở bán cầu đối diện. Xác định giá trị dự báo và đánh giá tương quan giữa rCBF theo nhóm mô học.
Kết quả: Nghiên cứu trên 19 bệnh nhân có giải phẫu bệnh là u sao bào (7 nam, 12 nữ; độ tuổi từ 21 đến 66 tuổi, tuổi trung bình là 44,16 tuổi). U sao bào độ ác tính cao chiếm 78,95%, u độ ác tính thấp chiếm 21,05%. Với điểm cắt 3,095, rCBF có giá trị dự báo u sao bào độ ác tính cao với độ nhạy 93,33%, độ đặc hiệu 100%, giá trị tiên đoán dương 100%, giá trị tiên đoán âm 80%, độ chính xác 94,74%. rCBF tương quan thuận với độ ác tính của u (r = 0,613, p < 0,01).
Kết luận: rCBF có giá trị cao trong dự báo độ mô học u sao bào. rCBF mô u tương quan thuận với phân nhóm ác tính của u sao bào.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cebeci, H., et al. (2014). “Assesment of perfusion in glial tumors with arterial spin labeling; comparison with dynamic susceptibility contrast method”. Eur J Radiol, 83(10), p. 1914-9.
2. Chawla, S., et al. (2007). “Arterial spin-labeling and MR spectroscopy in the differentiation of gliomas”. AJNR Am J Neuroradiol, 28(9), p. 1683-9.
3. Kim, H.S. and S.Y. Kim (2007). “A prospective study on the added value of pulsed arterial spin-labeling and apparent diffusion coefficients in the grading of gliomas”. AJNR Am J Neuroradiol, 28(9), p. 1693-9.
4. Lev, M.H., et al. (2004). “Glial tumor grading and outcome prediction using dynamic spin-echo MR susceptibility mapping compared with conventional contrast-enhanced MR: confounding effect of elevated rCBV of oligodendrogliomas [corrected]”. AJNR Am J Neuroradiol, 25(2), p. 214-21.
5. Louis, D.N., et al. (2007). “The 2007 WHO Classification of Tumours of the Central Nervous System”. Acta Neuropathologica, 114(2), p. 97-109.
6. Phước, L.V. (2011). “Giá trị kỹ thuật cộng hưởng từ phổ và cộng hưởng từ khuếch tán trong phân độ mô học u sao bào trước phẫu thuật”. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), p. 520-526.
7. Roy, B., et al. (2013). “Comparative evaluation of 3-dimensional pseudocontinuous arterial spin labeling with
dynamic contrast-enhanced perfusion magnetic resonance imaging in grading of human glioma”. J Comput Assist Tomogr, 37(3), p. 321-6.
8. Tourdias, T., et al. (2008). “Pulsed arterial spin labeling applications in brain tumors: practical review”. J Neuroradiol, 35(2), p. 79-89.
9. Watts, J.M., C.T. Whitlow, and J.A. Maldjian (2013). “Clinical applications of arterial spin labeling”. NMR Biomed, 26(8), p. 892-900.
10. Weber, M.A., et al. (2006). “Diagnostic performance of spectroscopic and perfusion MRI for distinction of brain
tumors”. Neurology, 66(12), p. 1899-906.
11. Wolf, R.L., et al. (2005). “Grading of CNS neoplasms using continuous arterial spin labeled perfusion MR imaging at 3 Tesla”. J Magn Reson Imaging, 22(4), p. 475-82.
12. Yeom, K.W., et al. (2014). “Arterial spin-labeled perfusion of pediatric brain tumors”. AJNR Am J Neuroradiol, 35(2), p. 395-401.