ĐẶC ĐIỂM CẮT LỚP VI TÍNH UNG THƯ PHỔI TRƯỚC ĐIỀU TRỊ THUỐC ỨC CHẾ TYROSIN KINASE VÀ ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG THEO TIÊU CHUẨN RECIST 1.1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh CLVT ung thư phổi không tế bào nhỏ trước điều trị thuốc ức chế tyrosin kinase.
2. Đánh giá đáp ứng điều trị bằng tiêu chuẩn RECIST 1.1.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu 36 bệnh nhân được chẩn đoán UTP không tế bào nhỏ, có kết quả xét nghiệm đột biến gen EGFR dương tính, điều trị thuốc ức chế tyrosin kinasetại bệnh viện K từ 08/2017 đến 06/2018, có chụp CLVT đánh giá sau 3 tháng và sau 6 tháng điều trị.
Kết quả: U nguyên phát chủ yếu nằm ở ngoại vi chiếm 77,8%. Trong 5 thuỳ phổi, vị trí thường gặp u nhất là thuỳ trên phải (30,5%), vị trí ít gặp u nhất là ở thuỳ giữa phải (5,6%). 83,3% số bệnh nhân kích thước u trên 3cm. 100% số bệnh nhân có u với bờ không đều hoặc tua gai. 63,9% số bệnh nhân có mật độ u đặc hoàn toàn, 33,3% u có mật độ đặc một phần, một bệnh nhân có u dạng hang, không có ca nào u dạng kính mờ. Tỷ trọng u trước tiêm thuốc trung bình là 27 HU, sau tiêm thuốc trung bình là 57,1 HU. Mức độ chênh lệch giữa trước tiêm và sau tiêm trung bình là 30,1 HU. Có 22 bệnh nhân có di căn hạch(61%). Các nhóm hạch di căn thường gặp là nhóm quanh khí quản [2,4 (R,L), 3] chiếm 48%, cửa sổ chủ phổi, cạnh ĐM chủ (5,6) chiếm 12%, dưới carina (7) chiếm 16%. Nhóm hạch cổ thấp, thượng đòn (1) chiếm 20%. Sau 3 tháng điều trị có 17 bệnh nhân đáp ứng một phần (52,8%), 19 bệnh nhân ổn định (47,2%), không có bệnh nhân nào tiến triển bệnh. Sau 6 tháng điều trị có 14 bệnh nhân đáp ứng một phần (38,9%), 20 bệnh nhân ổn định (55,6%), có 2 bệnh nhân tiến triển bệnh (5,5%).
Kết luận:
1. Có nhiều đặc điểm trên CLVT lồng ngực giúp chẩn đoán ung thư phổi.
2. Điều trị bằng thuốc ức chế tyrosin kinase cho kết quả khả quan ở những bệnh nhân UTP giai đoạn muộn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư phổi, cắt lớp vi tính, tthhuốc ức chế tyrosin kinase, RECIST 1.1
Tài liệu tham khảo
1. Jemal A, Bray F, Ward E. et al (2011). Global cancer statistics. CA Cancer J Clin, 61(2), 69-90.
2. Teh, Elaine and Belcher, Elizabeth. (2014). Lung cancer: Diagnosis, staging and treatment.Cardiothoracic surgery, 242-248.
3. Cung Văn Công (2016). Nhận xét một số đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính và mô bệnh học của ung thư phổi ở các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện phổi trung ương. Tạp chí Y học quân sự số 306(5-6/2015).
4. Nguyễn Đình Hướ ng (2011), “Chọc sinh thiết xuyên thành ngực các khối u phổi dướ i hướ ng dẫn của cắt lớp vi tính đa dãy: nhận xét qua 280 trườ ng hợp tại bệnh viện Ung bướ u Hà Nội”, Y học thực hành. 773(7), pp. 41-43.
5. Kiessling F et al (2004). Perfusion CT in patients with advanced bronchial carcinomas: a novel chance for characterization and treatment monitoring?, Eur. Radiol, 14(7). p. 1226-33.
6. M. Nishino, H. Hatabu, B. E. Johnson et al (2014). State of the art: Response assessment in lung cancer in the era of genomic medicine. Radiology, 271(1), 6-27
7. T. S. Mok, Y. L. Wu, S. Thongprasert et al (2009). Gefitinib or carboplatin-paclitaxel in pulmonary adenocarcinoma. N Engl J Med, 361(10), 947-957.
8. Nguyễn Minh Hà, Trần Huy Thịnh và cộng sự (2014). Erlotinib bước một trên bệnh nhận ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen EGFR.Tạp chí nghiên cứu y học, 91(5), 6-12