ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRUNG HẠN SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP NỘI MẠCH

Bs Lê Minh Nguyệt1, Bs Cao Thị Hồng Yến1, Bs Vũ Đăng Lưu1, Bs Nguyễn Xuân Hiền1, Gs Phạm Minh Thông1
1 Trung tâm Điện quang - Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu (NC) được tiến hành với mục tiêu đánh giá kết quả theo dõi 12 tháng sau điều trị suy tĩnh mạch
mạn tính chi dưới bằng phương pháp can thiệp nội mạch.
Phương pháp: NC được tiến hành trên 60 bệnh nhân (BN) có chẩn đoán suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới tại khoa Chẩn
đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai, 2018-2019. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng.
Kết quả: Phân tích trên 60 BN can thiệp nội mạch (40 chân đốt laser và 20 chân đốt sóng cao tần), cho thấy tỷ lệ loại bỏ
dòng trào ngược trong tĩnh mạch hiển bị suy van là 100%. Đối với nhóm đốt bằng laser, điểm VCSS trung bình trước điều trị là
3,67 ± 3,58 (0-11); điểm VCSS trung bình là 1,22 ± 2,03 (0-6) sau điều trị 1 tháng; điểm VCSS bằng 0,41 ± 1,01 (0-4) sau 12
tháng. Đối với nhóm đốt bằng RF, điểm VCSS trung bình trước điều trị là 3,62 ± 3,45 (0-10); điểm VCSS trung bình là 0,15 ±
0,55 (0-2) sau điều trị 1 tháng; điểm VCSS bằng 0,08 ± 0,28 (0-1) sau 12 tháng. Có 18 ca có biến chứng sau can thiệp (30,00%),
bao gồm thâm da, và dị cảm vùng đốt. Có 2 ca xuất hiện búi giãn mới sau 12 tháng (3,33%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa
trong hiệu quả cũng như biến chứng sau đốt nội mạch bằng hai phương pháp laser và sóng cao tần.
Kết luận: Phương pháp can thiệp nội mạch điều trị suy tĩnh mạch mạn tính là phương pháp xâm lấn tối thiểu, an toàn, hiệu
quả, cải thiện tốt triệu chứng cho người bệnh một cách lâu dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kutas, B., et al., Does the direction of tumescent solution delivery matter in endovenous laser ablation of the great saphenous vein? Ther Adv Cardiovasc Dis, 2015. 9(6): p. 397-402.
2. Gibson, K., et al., American College of Phlebology Guidelines - Treatment of refluxing accessory saphenous veins. Phlebology, 2016.
3. Sydnor, M., et al., A randomized prospective long-term (>1 year) clinical trial comparing the efficacy and safety of radiofrequency ablation to 980 nm laser ablation of the great saphenous vein. Phlebology, 2016.
4. Wozniak, W., R.K. Mlosek, and P. Ciostek, Complications and Failure of Endovenous Laser Ablation and Radiofrequency Ablation Procedures in Patients With Lower Extremity Varicose Veins in a 5-Year Follow-Up. Vasc Endovascular Surg, 2016. 50(7): p. 475-483.
5. Shoab, S.S., D. Lowry, and A. Tiwari, Effect of treated length in endovenous laser ablation of great saphenous vein on early outcomes. J Vasc Surg Venous Lymphat Disord, 2016. 4(4): p. 416-21.
6. Go, S.J., et al., Study on the Long-Term Results of Endovenous Laser Ablation for Treating Varicose Veins. Int J Angiol, 2016. 25(2): p. 117-20.