ĐÁNH GIÁ PHÂN BỐ DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ 18F-FLUORINE-FLUOROTHYMYDINE TRÊN CHUỘT THÍ NGHIỆM GÂY KHỐI U
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
PET (positron emission tomography) và các dược chất phóng xạ phát positron đang ngày càng trở nên phổ biến. Từ năm 1991, 3’-deoxy-3’-18Fluorine-Fluorothymidine (18F-FLT) đã được nghiên cứu tổng hợp như là một dược chất phóng xạ PET trong ghi hình khả năng tăng sinh của khối u. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ hấp thu dược chất phóng xạ (%ID/g) của dược chất phóng xạ 18F-FLT trên chuột thí nghiệm được gây u từ hai dòng tế bào là ung thư vú và ung thư phổi. Nguyên liệu và phương pháp: Dòng tế bào ung thư vú (4T1) và dòng tế bào ung thư phổi (LLC) được nuôi cấy và tạo u trên dòng chuột BALB/c. Sau đó chuột được tiêm dược chất phóng xạ và mổ lấy khối u và các cơ quan: máu, xương, thận, gan, lách, cơ tại các thời điểm 20, 40, 60, 90 và 120 phút sau tiêm. Sử dụng thiết bị đo phổ gamma để tính toán mức độ hấp thu phóng xạ tại khối u và các cơ quan.
Kết quả: hoạt độ phóng xạ tập trung tại các khối u tăng dần theo thời gian và cao nhất tại thời điểm 60 phút là 3,68 ± 0,29 %ID/g trên dòng tế bào 4T1 và 5,30 ± 0,44 %ID/g trên dòng tế bào LLC. Ở các mô và cơ quan khác, dược chất phóng xạ tập trung nhiều ở tại thận, lách và tủy xương, dược chất phóng xạ tập trung ở não rất thấp, giá trị tại thời điểm 60 phút là 0,45 ± 0,17 %ID/g và 0,58 ± 0,09 %ID/g cho nhóm LLC và 4T1 tương ứng.
Từ khóa
3’-deoxy-3’-18Fluorine-Fluorothymidine, chụp cắt lớp phát xạ positron, chuột thí nghiệm gây u.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Mamede, M., et al., [18F]FDG uptake and PCNA, Glut-1, and Hexokinase-II expressions in cancers and inflammatory lesions of the lung. Neoplasia, 2005. 7(4): p. 369-79. https://doi.org/10.1593/neo.04577.
3. Corrigan, A.J., P.J. Schleyer, and G.J. Cook, Pitfalls and Artifacts in the Use of PET/CT in Oncology Imaging. Semin Nucl Med, 2015. 45(6): p. 481-99. https://doi.org/10.1053/j.semnuclmed.2015.02.006.
4. Jadvar, H., Molecular imaging of prostate cancer: PET radiotracers. AJR Am J Roentgenol, 2012. 199(2): p. 278-91. https://doi.org/10.2214/ajr.12.8816.
5. Couturier, O., et al., [Is 3'-deoxy-3'- [18F] fluorothymidine ([18F]-FLT) the next tracer for routine clinical PET after R [18F]-FDG?]. Bull Cancer, 2005. 92(9): p. 789-98. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16203269.
6. Schwartz, J.L., et al., Monitoring tumor cell proliferation by targeting DNA synthetic processes with thymidine and thymidine analogs. J Nucl Med, 2003. 44(12): p. 2027-32. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14660729.
7. Chalkidou, A., et al., Correlation between Ki-67 immunohistochemistry and 18F-fluorothymidine uptake in patients with cancer: A systematic review and meta-analysis. Eur J Cancer, 2012. 48(18): p. 3499-513. https://doi.org/10.1016/j.ejca.2012.05.001.
8. Shen, G., et al., Correlations of 18F-FDG and 18F-FLT uptake on PET with Ki-67 expression in patients with lung cancer: a meta-analysis. Acta Radiol, 2018. 59(2): p. 188-195. https://doi.org/10.1177/0284185117706609.
9. Shields, A.F., et al., Imaging proliferation in vivo with [F-18]FLT and positron emission tomography. Nat Med, 1998. 4(11): p. 1334-6. https://www.nature.com/articles/nm1198_1334.
10. McKinley, E.T., et al., Limits of [18F]-FLT PET as a biomarker of proliferation in oncology. PLoS One, 2013. 8(3): p. e58938. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0058938.
11. Fueger, B.J., et al., Impact of animal handling on the results of 18F-FDG PET studies in mice. J Nucl Med, 2006. 47(6): p. 999-1006. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16741310.
12. Apisarnthanarax, S., et al., Early detection of chemoradioresponse in esophageal carcinoma by 3'-deoxy-3'-3H-fluorothymidine using preclinical tumor models. Clin Cancer Res, 2006. 12(15): p. 4590-7. https://doi.org/10.1158/1078-0432.ccr-05-2720.
13. Bao, X., et al. Early monitoring antiangiogenesis treatment response of Sunitinib in U87MG Tumor Xenograft by (18)F-FLT MicroPET/CT imaging. Biomed Res Int, 2014. 2014: p. 218578. https://doi.org/10.1155/2014/218578.