GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN TRONG PHÂN BIỆT U MÀNG NÃO ĐIỂN HÌNH VÀ KHÔNG ĐIỂN HÌNH

lê Thị Bích Vân1, Nguyễn Hoàng Lâm1, Hồ Xuân Tuấn2, Lê Văn Phước3
1 Bệnh viện chợ rẫy
2 Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
3 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị của kỹ thuật Cộng hưởng từ khuếch tán trong phân biệt u màng não điển hình và không điển hình.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2021 đến 08/2022, với 66 bệnh nhân u màng não điển hình và không điển hình. Thiết kế nghiên cứu dạng hồi cứu, mô tả, cắt ngang. Đối chiếu kết quả mô bệnh học, so sánh tín hiệu và giá trị trung bình ADC của u trên Cộng hưởng từ khếch tán để phân biệt u màng não điển hình và không điển hình. 


Kết quả: Trong 66 bệnh nhân, có 13(19,7%)  bệnh nhân nam và 53(80,3%) bệnh nhân nữ. Trung bình tuổi bệnh nhân là 60,53 tuổi. Số trường hợp u màng não điển hình và không điển hình lần lượt là 43(65,2%) và 23(34,8%).). Không có khác biệt cường độ tín hiệu có ý nghĩa giữa u màng não điển hình và không điển hình (p=0,56). Giá trị ADC trung bình đối với u màng não điển hình là 0,843×10-3mm2/s và không điển hình là 0,737x10-3mm2/s, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,003. Trên đường cong ROC, với điểm cắt giá trị ADC là 0,780x10-3mm2/s, Cộng hưởng từ khuếch tán có thể phân biệt u màng não điển hình và không điển hình với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng dương (PPV), giá trị tiên lượng âm (NPV) và độ chính xác lần lượt là 83,8%, 51,7%, 67,4%, 71,4%, 66,6%.


Kết luận: Giá trị ADC trung bình của  u màng não điển hình cao hơn u màng não không điển hình. Cộng hưởng từ khuếch tán đặc biệt ADC có giá trị trong chẩn đoán phân biệt u màng não điển hình và không điển hình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ostrom QT, Cioffi G, Gittleman H, Patil N, Waite K, Kruchko C, Barnholtz-Sloan JS. CBTRUS Statistical Report: Primary Brain and Other Central Nervous System Tumors Diagnosed in the United States in 2012-2016. Neuro Oncol. 2019 Nov 01;21(Suppl 5):v1-v100.
2. Backer-Grøndahl T, Moen BH, Torp SH. The histopathological spectrum of human meningiomas. Int J Clin Exp Pathol. 2012;5(3):231-42.
3. AmrAbdel-Kerim, Differentiation between benign and atypical cranial Meningiomas. Can ADC measurement help? MRI findings with histopathological correlation☆, The Egyptian Society of Radiology and Nuclear Medicine, 2018, 172-175.
4. Sherif A Khedr, The diagnostic value of diffusion-weighted imaging in patients with meningioma, The Egyptian Society of Radiology and Nuclear Medicine, 2018, 172-175.
5. Amr Aly Abdel-Kerim: Differentiation between benign and atypical cranial Meningiomas. Can ADC measurement help? MRI findings with histopathological correlation- Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine 2017.
6. Yin B, L. Liu, B.Y. Zhang, Y.X. Li, Y. Li, D.Y. Geng, Correlating apparent diffusion coefficients with histopathologic findings on meningiomas, Eur J Radiol, 81 (12) (2012), pp. 4050-4056.
7. Sri Andreani Utomo, Abdul Hafid Bajamal, The role of the apparent diffusion coefficient in differentiating typical from atypical meningioma, Bali Medical, Journal, 2022, 455-459.
8. Fumiyuki Yamasaki, Apparent Diffusion Coefficient of Human Brain Tumors at MR Imaging, Radiology, 2005, 985-981.
9. Tang Y, S.K. Dundamadappa, S. Thangasamy, T. Flood, R. Moser, T. Smith, et al. Correlation of apparent diffusion coefficient with Ki-67 proliferation index in grading meningioma, AJR Am J Roentgenol, 2014, 202 (6), pp. 1303-1308
10. Alexey Surov, Sebastian Gottschling, Christian Mawrin, Julian Prell, Rolf Peter Spielmann, Andreas Wienke, Eckhard Fiedler, Diffusion-Weighted Imaging in Meningioma: Prediction of Tumor Grade and Association with Histopathological Parameters, 2015.