ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ KHỚP VAI Ở BỆNH NHÂN ĐÔNG CỨNG KHỚP VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Lê Tuấn Linh1, Vương Thu Hà2, Phạm Xuân Thành2, Sơn Nguyễn3,
1 Bộ môn chẩn đoán hình ảnh – Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp Điện quang - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

        Đặt vấn đề: Cộng hưởng từ là phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán và phân loại giai đoạn đông cứng khớp vai ngay từ khi triệu chứng lâm sàng khó phát hiện, giúp đưa ra phương hướng điều trị thích hợp theo giai đoạn.


        Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 42 bệnh nhân được chẩn đoán đông cứng khớp vai trên lâm sàng và được chụp CHT khớp vai tại Trung tâm chẩn đoán hình ảnh và can thiệp điện quang – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 3/2023 đến 03/2024.


        Kết quả: Trong số 42 bệnh nhân đông cứng khớp vai được chụp CHT độ tuổi hay gặp nhất là từ 50-60 chiểm 45,2%. Bệnh nhân đau vai ở mức độ trung bình và nặng với điểm VAS trung bình: (VAS): 6,66 ± 1,22. Dấu hiệu Neer là dấu hiệu hay gặp nhất với 60% bệnh nhân, tiếp đến là dấu hiệu Hawkin là 55% . Dấu hiệu trên CHT hay gặp nhất là thâm nhiễm khoảng gian đai xoay với tỉ lệ 76,2% và phù nề dây chằng ổ chảo cánh tay dưới vớ tỉ lệ 74%. Độ dày trung bình của dây chằng ổ chảo cánh tay dưới và quạ cánh tay lần lượt là 3,9±1,25mm và 3,4 ± 0,85mm.


Từ khóa: Đông cứng khớp vai, Thâm nhiễm khoảng gian đai xoay, Phù nề dây chằng ổ chảo cánh tay dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), “Bệnh lý phần mềm quanh khớp”, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục, tr. 163-175.
2. Nguyễn Thị Lực (1999), “Nghiên cứu các thể bệnh của viêm quanh khớp vai (dựa vào lâm sàng, x quang, siêu âm)”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Sơn (2011), “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh đông cứng khớp vai và hiệu quả điều trị bằng bơm nong ổ khớp dưới hướng dẫn của xquang”, Luận án tiến sỹ y học.
4. Lee SY, Park J, Song SW. Correlation of MR arthrographic findings and range of shoulder motions in patients with frozen shoulder. AJR Am J Roentgenol. 2011;6(12)198:173–9.
5. Sunghoon Park, Doo Hyung Lee, Seung Hyun. (Evaluation of Adhesive Capsulitis of the Shoulder With FatSuppressed T2-Weighted MRI: Association Between Clinical Features and MRI Findings. America of jounal of Roentgenology. 2016 Jul;207(1):135-41.
6. Jin Qing Li, Kang lai Tang, Jian Wang. MRI Findings for Frozen Shoulder Evaluation: Is the Thickness of the Coracohumeral Ligament a Valuable Diagnostic Tool?. Pubmed. 2011; 6(12): e28704.
7. Grossiordm A (1981), “Médecine de rééducation”, Flammation medecine scienne, tr. 431-441.