Nhận xét liên quan giữa các thông số bản đồ T1, T2 với bề dày thành tim và ngấm thuốc cơ tim thì muộn trên Cộng hưởng tử 3.0 Tesla ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát các thông số bản đồ T1, T2 trên cộng hưởng từ (CHT) 3.0 Tesla theo phân đoạn cơ tim ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ).
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu 22 bệnh nhân BCTPĐ với các chuỗi xung cine, bản đồ T1 native và sau tiêm, bản đồ T2 và chuỗi xung ngấm thuốc thì muộn (LGE) tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2023 đến tháng 8/2024.
Kết quả: 73% nam, tuổi trung bình là 51,55 ± 19,69 tuổi. Tổng số 352 phân đoạn cơ tim, có 50 phân đoạn (14,2%) có hình ảnh ngấm thuốc thì muộn (LGE). Giá trị T1 native tăng ở các phân đoạn không phì đại, các phân đoạn phì đại nhẹ, vừa và nặng với giá trị trung bình lần lượt là 1215,17 ± 33,01 ms, 1281,69 ± 15,48ms, 1332,07 ± 11,24 ms và 1378,71 ± 16,74 ms. Giá trị T1 native của các phân đoạn cơ tim có ngấm thuốc muộn cao hơn đáng kể so với các phân đoạn không có với p < 0,001. Giá trị T2 chỉ tăng ở các phân đoạn phì đại trung bình và nặng với giá trị trung bình lần lượt là 49,76 ± 5,3 ms và 48,13 ± 9,8 ms.
Kết luận: Giá trị T1 native và T2 tăng trong BCTPĐ, có thể cung cấp công cụ hữu ích trong chẩn đoán sớm tái cấu trúc cơ tim.
Từ khóa: bệnh cơ tim phì đại, bản đồ T1 và T2, ngấm thuốc thì muộn (LGE)
Từ khóa
Bệnh cơ tim phì đại, bản đồ T1 và T2, ngấm thuốc thì muộn (LGE).
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Galati G, Leone O, Pasquale F, et al. Histological and Histometric Characterization of Myocardial Fibrosis in End-Stage Hypertrophic Cardiomyopathy. Circ Heart Fail. 2016;9(9):e003090. doi:10.1161/CIRCHEARTFAILURE.116.003090
3. Moon I, Lee SY, Kim HK, et al. Trends of the prevalence and incidence of hypertrophic cardiomyopathy in Korea: A nationwide population-based cohort study. PLOS ONE. 2020;15(1):e0227012. doi:10.1371/journal.pone.0227012
4. Zhu F, Li P, Sheng Y. Treatment of myocardial interstitial fibrosis in pathological myocardial hypertrophy. Front Pharmacol. 2022;13:1004181. doi:10.3389/fphar.2022.1004181
5. Bruder O, Wagner A, Jensen CJ, et al. Myocardial Scar Visualized by Cardiovascular Magnetic Resonance Imaging Predicts Major Adverse Events in Patients With Hypertrophic Cardiomyopathy. J Am Coll Cardiol. 2010;56(11):875- 887. doi:10.1016/j.jacc.2010.05.007
6. Ho CY, López B, Coelho-Filho OR, et al. Myocardial Fibrosis as an Early Manifestation of Hypertrophic Cardiomyopathy. N Engl J Med. 2010;363(6):552-563. doi:10.1056/NEJMoa1002659
7. Ho CY, Abbasi SA, Neilan TG, et al. T1 Measurements Identify Extracellular Volume Expansion in Hypertrophic Cardiomyopathy Sarcomere Mutation Carriers With and Without Left Ventricular Hypertrophy. Circ Cardiovasc Imaging. 2013;6(3):415-422. doi:10.1161/CIRCIMAGING.112.000333
8. Puntmann VO, Voigt T, Chen Z, et al. Native T1 Mapping in Differentiation of Normal Myocardium From Diffuse Disease in Hypertrophic and Dilated Cardiomyopathy. JACC Cardiovasc Imaging. 2013;6(4):475-484. doi:10.1016/j. jcmg.2012.08.019
9. Amano Y, Aita K, Yamada F, Kitamura M, Kumita S. Distribution and Clinical Significance of High Signal Intensity of the Myocardium on T2-Weighted Images in 2 Phenotypes of Hypertrophic Cardiomyopathy. J Comput Assist Tomogr. 2015;39(6):951-955. doi:10.1097/RCT.0000000000000296
10. Xu J, Zhuang B, Sirajuddin A, et al. MRI T1 Mapping in Hypertrophic Cardiomyopathy: Evaluation in Patients Without Late Gadolinium Enhancement and Hemodynamic Obstruction. Radiology. 2020;294(2):275-286. doi:10.1148/radiol.2019190651
11. Huang L, Ran L, Zhao P, et al. MRI native T1 and T2 mapping of myocardial segments in hypertrophic cardiomyopathy: tissue remodeling manifested prior to structure changes. Br J Radiol. 2019;92(1104):20190634. doi:10.1259/bjr.20190634
12. Arcari L, Hinojar R, Engel J, et al. Native T1 and T2 provide distinctive signatures in hypertrophic cardiac conditions – Comparison of uremic, hypertensive and hypertrophic cardiomyopathy. Int J Cardiol. 2020;306:102- 108. doi:10.1016/j.ijcard.2020.03.002
13. Liang X, Garnavi R, Wail S, Sisi Liang null, Prasanna P. Automatic segmentation of the left ventricle into 17 anatomical regions in cardiac MR imaging. Annu Int Conf IEEE Eng Med Biol Soc IEEE Eng Med Biol Soc Annu Int Conf. 2015;2015:6531-6535. doi:10.1109/EMBC.2015.7319889
14. Kato S, Nakamori S, Bellm S, et al. Myocardial Native T1 Time in Patients with Hypertrophic Cardiomyopathy. Am J Cardiol. 2016;118(7):1057-1062. doi:10.1016/j.amjcard.2016.07.010
15. Ellims AH, Iles LM, Ling L han, Hare JL, Kaye DM, Taylor AJ. Diffuse myocardial fibrosis in hypertrophic cardiomyopathy can be identified by cardiovascular magnetic resonance, and is associated with left ventricular diastolic dysfunction. J Cardiovasc Magn Reson Off J Soc Cardiovasc Magn Reson. 2012;14(1):76. doi:10.1186/1532-429X-14-76
16. Dass S, Suttie JJ, Piechnik SK, et al. Myocardial tissue characterization using magnetic resonance noncontrast t1 mapping in hypertrophic and dilated cardiomyopathy. Circ Cardiovasc Imaging. 2012;5(6):726-733. doi:10.1161/CIRCIMAGING.112.976738
17. Kim JB, Porreca GJ, Song L, et al. Polony multiplex analysis of gene expression (PMAGE) in mouse hypertrophic cardiomyopathy. Science. 2007;316(5830):1481-1484. doi:10.1126/science.1137325