NGHIÊN CỨU SO SÁNH SIÊU ÂM ĐÀN HỒI STRAIN ELASTOGRAPHY (SE) SO VỚI SHEARWAVE ELASTOGRAPHY (SWE) TRONG BỆNH LÝ U VÚ NỮ TẠI MEDIC TPHCM 2019

BS Jasmine Thanh Xuân1,, BS Phan Thanh Hải1
1 Trung tâm Y khoa Medic

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Kết hợp siêu âm B-mode, phân loại Bi-rads và ứng dụng 2 loại siêu âm đàn hồi (SAĐH): Strain Elastography (SE) và Shearwave Elastography (SWE) trên máy RS85 (Samsung) trong chẩn đoán u vú lành/ác. Tìm giá trị chẩn đoán cho từng phương pháp SADH và giá trị chẩn đoán khi kết hợp hai phương pháp trên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chọn u vú nữ được phân loại từ Birads 3 trở lên bằng siêu âm B-mode, khảo sát SADH cùng lúc bằng 2 phương pháp: SE và SWE bằng đầu dò 3L-12MHz (SADH SE) và L2-9MHz ( SADH SWE) của máy RS85 (Samsung) từ tháng 8-10 năm 2019 tại PKĐK Medic TPHCM.
Thu thập số liệu cả hai loại SADH như sau:
- SADH SE: thu thập 3 giá trị: (1) bản đồ đàn hồi theo 5 mức độ của Tsukuba, (2) E/B ratio (tỷ lệ đường kính ngang lớn nhất được mã hóa màu cứng nhất trên bản đồ màu/ đường kính ngang lớn nhất của u trên SA B-mode) (<1 hay ≥ 1), (3) Ratio B/A (trong đó A= tổn thương u, B= mô mỡ lành bên trên tổn thương).
- SADH SWE: đo độ cứng (kPa) và vận tốc sóng biến dạng (m/s) (có bản màu quy định chất lượng hình ảnh trước đo), dựa theo bản đồ màu mã hóa độ cứng của u, chọn điểm cứng nhất thỏa mãn chỉ số đo đạc tin cậy RMI (reability measurment index) ≥ 0,4. Mỗi phương pháp đo 3 lần trên cùng một khối u. Các tổn thương Bi-Rads 3-4-5 được làm sinh thiết (FNAC và /hoặc corebiopsy) để xác chẩn sau siêu âm.Tính giá trị chẩn đoán của từng phương pháp và giá trị chẩn đoán khi kết hợp hai phương pháp này.Thống kê, phân tích bằng phần mềm spss 20.
Kết quả: Nghiên cứu 84 u vú (33 u ác và 51 u lành) tại PK ĐK Medic TPHCM, chúng tôi có số liệu như sau:
1. Về giá trị của SADH nén (SE)
1.1. Bản đồ màu theo phân loại của Tsukuba có thang điểm từ 1 → 5 trong chẩn đoán, có độ nhạy (90%), độ đặc hiệu (88,2%), giá trị tiên đoán dương (83%), giá trị tiên đoán âm (93,8%), độ chính xác (89,3%)


1.2. Thông số E/B ratio (tỷ lệ đường kính ngang lớn nhất được mã hóa màu cứng nhất trên bản đồ màu/ đường kính ngang lớn nhất của u trên SA B-mode) với giá trị (<1gợi ý lành tính, ≥ 1gợi ý ác tính) trong chẩn đoán, có độ nhạy (87%), độ đặc hiệu (90,2%), giá trị tiên đoán dương (85,3%), giá trị tiên đoán âm (92%), độ chính xác (89,3%)
1.3. Tỷ lệ đàn hồi trung bình (ratio B/A) của SAĐH SE ở u ác tính và u lành tính so với mô mỡ lần lượt là: (8,1 +/- 3,7) và (2,4 +/-1,3) (p<0,001). Tỉ lệ trung bình ở ngưỡng cắt (3,2) có độ nhạy (97%) và độ đặc hiệu (84,3%) cao nhất trong chẩn đoán u vú ác tính. Diện tích dưới đường cong ROC là (0,969). Giá trị tiên đoán dương (80%). Độ chính xác (89,3%)
2. Về giá trị của SADH sóng biến dạng (SWE)
2.1. Vận tốc trung bình sóng biến dạng (m/s) ở nhóm u vú lành và u vú ác lần lượt là (3,9 ±1,1) và (5,9 ± 1,3) (p<0,001). Tỉ lệ trung bình ở ngưỡng cắt (4,2m/s) có độ nhạy (90,9%) và độ đặc hiệu (66,7%) cao nhất trong chẩn đoán u vú ác tính. Diện tích dưới đường cong ROC là (0,873). Giá trị tiên đoán dương (63,8%), giá trị tiên đoán âm (91,8%), độ chính xác (76,2%)
2.2. Độ cứng (kPa) trung bình ở nhóm u vú lành và u vú ác lần lượt là (49,7 ± 28,2) và (108 ± 45,5). (p<0,001).Tỉ lệ trung bình ở ngưỡng cắt (50,3 kPa) có độ nhạy (90,9%), độ đặc hiệu (66,7%). Diện tích dưới đường cong ROC là (0,864), giá trị tiên đoán dương (61,2%), giá trị tiên đoán âm (91,4%), độ chính xác (73,8%)
3. Giá trị khi kết hợp 2 phương pháp SE và SWE
Kết hợp hai loại SADH SE và SWE trong chẩn đoán u vú bằng cách so sánh giá trị E/B ratio của SE và vận tốc sóng biến dạng (m/s) của SWE, sẽ làn tăng độ nhạy tối đa trong chẩn đoán (100%), độ đặc hiệu (52,9%), giá trị tiên đoán dương (57,9%), giá trị tiên đoán âm (100%), độ chính xác (71,4%).
Kết luận: SADH nén và SADH sóng biến dạng đều có giá trị hữu ích trong chẩn đoán u vú. Kết hợp đồng thời hai phương tiện sẽ làm tăng độ nhạy cao trong chẩn đoán phân biệt u vú lành ác, hạn sinh thiết các trường hợp không rõ ràng trên siêu âm B-mode

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Phước Bảo Quân (2017).Siêu âm đàn hồi: Nguyên lý, kỹ thuật và ứng dụng lâm sàng. Tài liệu VSUM 2017
2. Nguyễn Thiện Hùng (2011). Đo độ đàn hồi bằng siêu âm. Bài soạn về siêu âm chẩn đoán.
3. Nguyễn Thiện Hùng (2015). “Siêu âm đàn hồi và ứng dụng lâm sàng”https://www.slideshare.net/hungnguyenthien/siu-m-n-hi-v-ng-dng-lm-sng-45375546
4. Jasmine Thanh Xuân (2017). Khảo sát giá trị siêu âm đàn hồi bán định lượng trong chẩn đoán u vú. Tài liệu VSUM 2017.
5. Ueno &al.(2007).”New Quantitative Method in Breast Elastography: Fat Lesion Ratio (FLR)”. Radiological Society of North America 2007 Scientific Assembly and Annual Meeting. November 25 - November 30, 2007.Chicago.
6. Richard G. Barr (2017). “Elastography: a practical approach”. First edition. New York: Thieme.
7. Wfumb guidelines and recommendations for clinical use of ultrasound elastography: part 2: breast- Ultrasound in Med. & Biol.Vol. 41, No. 5, pp. 1148–1160, 2015