KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN ĐỘ GIÃN ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC VỚI MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY

BS Trần Bùi Khoa1, TS. Nguyễn Ngọc Tráng2, TS Nguyễn Khôi Việt2, GS.TS Phạm Minh Thông1,
1 Trường đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm điện quang, Bệnh viện Bạch mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 dãy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 207 bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính mạch vành 256 dãy tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 8 năm 2019.
Kết quả: Trong 207 bệnh nhân có 107 nam (52,7%), 98 nữ (47,3%). Tuổi trung bình 62,2±10,3. Có 34 bệnh nhân giãn động mạch chủ ngực, chiếm 16,4%. Có sự khác biệt về đường kính Dmax, Dmin của xoang Valsalva, khớp nối xoang ống, động mạch chủ lên, động mạch chủ xuống và đường kính Dmin vòng van động mạch chủ giữa hai thì tâm thu và tâm trương (p<0,001). Có mối liên quan giữa giãn động mạch chủ ngực với vôi hóa van động mạch chủ (p<0,001). Không có mối liên quan giữa giãn động mạch chủ ngực với điểm vôi hóa và mức độ hẹp mạch vành do xơ vữa.
Kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kích thước động mạch chủ ngực ở thì tâm thu và tâm trương. Giãn động mạch chủ ngực có mối liên quan với vôi hóa van động mạch chủ, tuy nhiên không thấy có mối liên quan với mức độ tổn thương mạch vành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bickerstaff L.K., Pairolero P.C., Hollier L.H. và c.s. (1982). Thoracic aortic aneurysms: a population-based study. Surgery, 92(6), 1103–1108.
2. [The Requisites] Jorge Soto, Brian Lucey (2016). Emergency Radiology (Elsevier), 335. .
3. Blanke P., Weir-McCall J.R., Achenbach S. và c.s. (2019). Computed Tomography Imaging in the Context of Transcatheter Aortic Valve Implantation (TAVI)/Transcatheter Aortic Valve Replacement (TAVR): An Expert Consensus Document of the Society of Cardiovascular Computed Tomography. J Am Coll Cardiol Img, 12(1), 1–24.
4. Hiratzka L.F., Bakris G.L., Beckman J.A. và c.s. (2010). 2010 ACCF/AHA/AATS/ACR/ASA/SCA/SCAI/SIR/ STS/SVM Guidelines for the Diagnosis and Management of Patients With Thoracic Aortic Disease. Journal of the American College of Cardiology, 55(14), e27–e129.
5. Erbel R., Aboyans V., Boileau C. và c.s. (2016). ESC guidelines on aortic disease 2014. .
6. Wolak A., Gransar H., Thomson L.E.J. và c.s. (2008). Aortic Size Assessment by Noncontrast Cardiac Computed Tomography: Normal Limits by Age, Gender, and Body Surface Area. JACC: Cardiovascular Imaging, 1(2),
200–209.
7. Johnston K.W., Rutherford R.B., Tilson M.D. và c.s. (1991). Suggested standards for reporting on arterial aneurysms. Journal of Vascular Surgery, 13(3), 452–458.
8. De Heer L.M., Budde R.P.J., Mali W.P.Th.M. và c.s. (2011). Aortic root dimension changes during systole and diastole: evaluation with ECG-gated multidetector row computed tomography. Int J Cardiovasc Imaging, 27(8), 1195–1204.
9. Guo J., Jia X., Sai Z. và c.s. (2016). Thoracic Aorta Dimension Changes During Systole and Diastole: Evaluation with ECG-Gated Computed Tomography. Annals of Vascular Surgery, 35, 168–173.
10. Carrascosa P., Capuñay C., Deviggiano A. và c.s. (2013). Thoracic aorta cardiac-cycle related dynamic changes assessed with a 256-slice CT scanner. Cardiovascular Diagnosis and Therapy, 3(3), 125-128–128.
11. In-Jeong Cho, Ran Heo, Hyuk-Jae Chang và c.s. (2015). Correlation between coronary artery calcium score and aortic diameter in a high-risk population of elderly male hypertensive patients.