VAI TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH MẠCH MÁU TRONG CHẨN ĐOÁN HẸP TẮC ĐỘNG MẠCH NỘI SỌ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ DO THIẾU MÁU NÃO CẤP

Trương Thị Phương Thảo1, Lê Văn Phước2, Nguyễn Quang Thái Dương3, Lê Quang Khang, Huỳnh Phượng Hải, Võ Thị Thúy Hằng3,
1 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Hội Chẩn đoán hình ảnh TPHCM
3 Đại học Y dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chẩn đoán hẹp tắc động mạch nội sọ (HTDMNS) cũng như nhận diện tắc do xơ vữa động mạch nội sọ trước can thiệp rất quan trọng trong lập kế hoạch điều trị ở bệnh nhân đột quỵ cấp. Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về đánh giá vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA) trong chẩn đoán HTDMNS và dự đoán tắc do xơ vữa động mạch nội sọ.
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tắc kiểu thân trên CTA và tắc do xơ vữa động mạch nội sọ. Xác định giá trị của CTA trong chẩn đoán HTDMNS so với tiêu chuẩn vàng là chụp mạch máu não xóa nền (DSA).
Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi hồi cứu 129 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp được thực hiện CTA và DSA. Độ hẹp của từng động mạch nội sọ được đo theo phương pháp WASID. Tắc động mạch nội sọ được chia thành hai nhóm kiểu thân và kiểu nhánh trên CTA. Tắc động mạch nội sọ do xơ vữa được xác định dựa trên định nghĩa hẹp cố định trên DSA.
Kết quả: 423 đoạn động mạch nội sọ được đánh giá. CTA chẩn đoán tắc mạch với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 97,8%; 98,6%; 98,9%. Với độ hẹp 50-99% CTA có độ nhạy và độ đặc hiệu là 89,7%; 98,2%. Tắc kiểu thân thường gặp ở các trường hợp tắc do xơ vữa động mạch nội sọ hơn ở trường hợp thuyên tắc (78,1% so với 8,5%, p < 0,001).
Kết luận: Khi so sánh với DSA, CTA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán HTDMNS. Tắc kiểu thân trên CTA cũng cho thấy có liên quan với tắc do xơ vữa động mạch nội sọ ở các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Holmstedt C. A, Turan T. N, Chimowitz M. I (2013), “Atherosclerotic intracranial arterial stenosis: risk factors, diagnosis, and treatment”, Lancet Neurol, 12 (11), pp. 1106-14.
2. Vellimana A. K, Ford A. L, Lee J. M, et al. (2011), “Symptomatic intracranial arterial disease: incidence, natural history, diagnosis, and management”, Neurosurg Focus, 30 (6), E14
3. Kim Y W, Hong J M, Park D G, et al. (2016), “Effect of Intracranial Atherosclerotic Disease on Endovascular Treatment for Patients with Acute Vertebrobasilar Occlusion”, AJNR Am J Neuroradiol, 37 (11), pp. 2072-2078
4. Duffis E. J, Jethwa P, Gupta G, et al. (2013), “Accuracy of computed tomographic angiography compared to digital subtraction angiography in the diagnosis of intracranial stenosis and its impact on clinical decisionmaking”, J Stroke Cerebrovasc Dis, 22 (7), pp. 1013-7.
5. Liebeskind DS, Kosinski AS, Saver JL, et al. (2014), “Computed Tomography Angiography in the Stroke Outcomes and Neuroimaging of Intracranial Atherosclerosis (SONIA) Study”, Interv Neurol, 2 (4), pp. 153-9.
6. Nguyen-Huynh MN, Wintermark M, English J, et al. (2008), “How accurate is CT angiography in evaluating intracranial atherosclerotic disease?”, Stroke, 39 (4), pp. 1184 8.
7. Wijngaard I. R, Holswilder G, Walderveen M. A, et al. (2016), “Treatment and imaging of intracranial atherosclerotic stenosis: current perspectives and future directions”, Brain Behav, 6 (11), pp. e00536.
8. Lee S J, Hong J M, Choi J W, et al. (2018), “CTA-Based Truncal-Type Occlusion Is Best Matched With Postprocedural Fixed Focal Stenosis in Vertebrobasilar Occlusions”, Front Neurol, 9, pp. 1195
9. Samuels OB, Joseph GJ, Lynn MJ, et al. (2000), “A standardized method for measuring intracranial arterial stenosis”, AJNR Am J Neuroradiol, 21 (4), pp. 643-6.
10. Kim YW, Hong JM, Park DG, et al. (2016), “Effect of Intracranial Atherosclerotic Disease on Endovascular Treatment for Patients with Acute Vertebrobasilar Occlusion”, AJNR Am J Neuroradiol, 37 (11), pp. 2072-2078.
11. Skutta B, Fürst G, Eilers J, et al. (1999), “Intracranial stenoocclusive disease: double-detector helical CT angiography versus digital subtraction angiography”, AJNR Am J Neuroradiol, 20 (5), pp. 791-9.
12. Bash S, Villablanca JP, Jahan R, et al. (2005), “Intracranial vascular stenosis and occlusive disease: evaluation with CT angiography, MR angiography, and digital subtraction angiography”, AJNR Am J Neuroradiol, 26 (5), pp. 1012-21.
13. Baek JH, Kim BM, Kim DJ, et al. (2016), “Importance of truncal-type occlusion in stentriever-based thrombectomy for acute stroke”, Neurology, 87 (15), pp. 1542-1550.