NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA TRONG CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG, SỤN CHÊM KHỚP GỐI

Bs Đặng Thị Ngọc Anh1, bs Vũ Long2, GS Phạm Minh Thông3, Bs Lê Quang Phương4
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa Đức Giang
2 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Việt Đức
3 Trung tâm Điện quang Bệnh viện Bạch Mai
4 Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối trên phim cộng hưởng từ 1.5Tesla tại
bệnh viện Đức Giang.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi tiến cứu mô tả cắt ngang 98 bệnh nhân được chẩn đoán là chấn thương khớp gối bằng chụp
Cộng hưởng từ tại Bệnh viện Đức Giang từ tháng 1/2018 đến tháng 5 năm 2020 , nhằm đưa ra các nhận xét về đặc điểm hình
ảnh của CHT trong chấn thương khớp gối. Sử dụng phương tiện máy chụp cộng hưởng từ Essenza 1.5 Tesla của hãng Siemen
có cuộn thu tín hiệu khớp gối.Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên cơ sở thống kê các số liệu để đưa ra các nhận xét
về đặc điểm hình ảnh của CHT trong chẩn đoán chấn thương khớp gối.
Kết quả: Các bệnh nhân độ tuổi hay gặp nhất dưới 40 tuổi. Nam gặp nhiều hơn nữ. Cộng hưởng từ phát hiện phù xương với 35,7% phù xương chày và xương đùi gặp 23,5%. Có 94,9% trường hợp tổn thương dây chằng chéo trước và 5,1% tổn thương
dây chằng chéo sau. Chấn thương sụn chêm trong có 45,9% và sụn chêm ngoài là 25,5%. Tổn thương dây chằng bên trong 2%,
tổn thương dây chằng bên ngoài 1%.
Kết luận: Cộng hưởng từ đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và đánh giá tính chất, mức độ tổn thương khớp gối
trong chấn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ali Naraghi, and Lawrence M. White (2014), “MR Imaging of Cruciate Ligaments”, Magn Reson Imaging Clin N Am - (2014).
2. Hayes C.W, Brigido M.K, Jamadar D.A, Propeck T:Mechanism based pattern approach to classiffication of complex injuries of the knee depicted at MR Imaging.Radiographics, 2000; 20: 121-134.
3. Laudre B.J, Collins M.S, Bond J.R, Dahm D.L,Stuart M.J., Mandrekar J.N: MRI accuracy for tears of the posterior horn of the lateral meniscus in patients with acute anterior cruciate ligament injury and the clinical relevance of missed tears. AJR Am J Roentgenol 2009,193: 515-523.
4. Mustonen A.O, Koivikko M.P, Lindahl J, Koskinen S.K: MRI of acute meniscal injury associated with tibial plateau fractures:prevalence, type, and location. AJR Am J Roentgenol 2008; 191: 1002-1009.
5. Rodriguez J.W, Vinson E.N, Helms C.A, Toth A.P:MRI appearance of posterior cruciate ligament tears. AJR Am J Roentgenol 2008; 191: 155-159.
6. Sonin A.H., Fitzgerald S.W., Bresler M.E, Kirsch M.D., Hoff F.L, Friedman H: Radiographics 1995; 15: 367-382.
7. Ferkel R.D., Davis J.R., Friedman M.J. và cộng sự. (1985). Arthroscopic partial medial meniscectomy: an analysis of unsatisfactory results. Arthrosc J Arthrosc Relat Surg, 1(1), 44–52.
8. Frobell R.B, Lahmander L.S, Roos H.P: Acute rotation trauma to the knee: poor agreement between clinical assessement and magnetic resonance imaging findings. Scand J Med Sci Sports 2007; 17: 109-114.
9. Galy Fourcade D (2003), “Genou”, IRM osteo-articulaire et musculaire”, Masson, pp. 117-153.
10. Thomas H. Berquist (2001), “Knee”, MRI of the Musculoskeletal system”, Liprincott Williams & Wilkins. pp. 356-357
11. Sintzoff JR S.A and Sintzoff S. (1998). Imagerie du genou du sportif”, Imagerie en traumatologie du sport . Masson, Paris, pp. 55-74.