NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỐI VỚI U NGUYÊN BÀO THẦN KINH ĐỆM HAI BÁN CẦU

Mai Thế Cảnh1, Nguyễn Duy Huề2,
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh và giá trị chẩn đoán của CHT đối với u nguyên bào thần kinh đệm hai bán cầu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 2505 hồ sơ BN u não (trong đó có 48 BN có kết quả GPB là u nguyên bào thần kinh đệm) có chụp CHT, được phẫu thuật và có kết quả giải phẫu bệnh, thời gian từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 3 năm 2011 tại Bệnh viện Việt Đức. Tất cả phim chụp CHT được đọc lại đối chiếu với kết quả phẫu thuật và GPB.
Kết quả: Tuổi hay gặp 51±16, nam/nữ = 1,3/1; vị trí hay gặp là thùy trán (26,4%), ít gặp nhất ở thùy chẩm, vị trí giữa thùy trán-thái dương chiếm 20%; kích thước u > 5cm (60,4%), giảm tín hiệu trên T1W (66%), tăng tín hiệu trên T2W (70%), sau tiêm ngấm thuốc mạnh và không đều (43,4%), dạng viền (47,3), hoại tử trong u (95,6%), thoái hóa nang dịch trong u (52,8%), chảy máu trong u (28,4%); phù não quanh u chủ yếu độ II và III (90%); 47,2% có xâm lấn màng não, 39,6% xâm lấn thể trai. Đối chiếu phẫu thuật CHT chẩn đoán chính xác vị trí u 100%. Đối chiếu với GPB, CHT có độ nhạy 81,1%, độ đặc hiệu 97,6%, độ chính xác đạt 98%.
Kết luận: CHT là phương pháp có giá trị cao trong việc chẩn đoán u nguyên bào thần kinh đệm hai bán cầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Dũng (1995), “Nghiên cứu chẩn 1. đoán và phân loại các khối u trong hộp sọ bằng CLVT”, Luận án Phó Tiến sĩ Y dược.
2. ABM Salah Uddin, Stephen A Berman, MD, 2. PhD (2010), “Neurologic Manifestations of Glioblastoma Multiforme Clinical Presentation”, emedicine.
3. Alex Lobera (2009), “Imaging in Glioblastoma 3. Multifome”, Radiology.
4. Batzdorf U, Malamud N (1963), “The problem 4. of multicentric gliomas”, J Neurosurg, 20, tr.122-136.
5. Daumas-Duport C, Scheithauer B, O’Fallon J, 5. Kelly P (1988), “Grading of astrocytomas”, Cancer, 62, tr.2152-65.
6. David A Altman, MD. Denis S. Atkinson Jr, MD. 6. Daniel J. Brat, MD, PhD (2007), “Best Cases from the AFIP Glioblastoma Multiforme”, RadioGraphics, 27, tr.883-888.
7. Jeffrey N Bruce (2009), “Glioblastoma 7. Multiforme”, emedicine.medcape.com, (oncology).
8. Joyce Moore-Stovall, MD, and Ram Venkatesh, 8. MD and Kansas Leavenworth (1993), “Serial nonenhancing magnetic resonance”.
9. Kimberley Mark, Gillian Lieberman MD (2008),“Imaging Gliblastoma Multiforme: Diagnosis, Treatment, and Follow-Up “, Radiographics, 3(1), tr.722-34.
10. Marc R.J. Carlson, Whitney B. Pope, Steve 10. Horvath, Jerome G. Braunstein, Phioanh Nghiemphu, Cho-Lea Tso, Ingo Mellinghoff,, et al (2007), “Relationship between Survival and Edema in Malignant Gliomas: Role of Vascular Endothelial Growth Factor and Neuronal Pentraxin 2”, Clin Cancer Res, 13, tr.2592.
11. Osborn. G Anne MD, Karen L Salzman MD, 11. A. James Barkovich (2000), “Diagnostic imaging Brain: Glioblastoma Multiforme”, Amirsys® Hardbound.
12. RongY, Durden DL, Van Meir EG, Brat DJ 12. (2006), “Pseudopalisading necrosis in glioblastoma: a familiar morphologic feature that links vascular pathology, hypoxia, and angiogenesis”, J Neuropathol Exp Neurol, 65(6), tr.529-539.
13. Shuangshoti S, Kasantikul V, Suwanwela N (1987), 13. “Spontaneous penetration of dura mater and bone by glioblastoma multiforme”, JJ Surg Oncol, 36(1), tr.36-44.