NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÔNG SỐ XẠ HÌNH THẬN Tc99m – DTPA Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG

Bùi Quang Biểu1, Lê Mạnh Hà1, Lê Ngọc Hà1,
1 Bệnh viện Trung Ương 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục đích: Nghiên cứu nhằm đánh giá một số thông số định lượng của xạ hình thận Tc99m-DTPA trên người khỏe mạnh.
Đối tượng và phương pháp: 44 người khỏe mạnh, đa số là các ứng cử viên hiến thận được chụp xạ hình thận Tc99m-DTPA tại khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện TƯQĐ 108. Các thông số định lượng trong đó bao gồm độ lọc cầu thận (Glomerular Filtration Rate: GFR) được xác định bằng máy gamma camera Millenium MP, sử dụng phần mềm chuyên dụng.
Kết quả: Không có sự khác biệt rõ rệt về diện tích, độ dày và các thông số định lượng như tỉ lệ phần trăm tưới máu, bắt giữ dược chất phóng xạ và GFR giữa 2 thận. GFR biến đổi trong giới hạn khá rộng từ 78 – 155 ml/phút với giá trị trung bình của thận trái là 52,8 ± 13,14 ml/phút so với thận phải là 51,07 ± 12,65 ml/phút với p > 0,05.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu các thông số định lượng của xạ hình thận Tc99m-DTPA trên người khỏe mạnh có thể sử dụng để tham chiếu trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alain Prigent (2008). Monitoring renal function and limitations of renal function tests. Semin Nucl Med 38: 32 – 46.
2. Andrew Taylor, David M. Schuster, Naomi Alazraki (2000). The Genitourinary System. A Clinician’s Guide to Nuclear Medicine. pp45 – 76.
3. El Maghraby TA, Van Eck-Smit BL, De Fijter JW, Pauwels EK (1998). Quantitative scintigraphic parameters for the assessment of renal transplant
patients. Eur J Radiol.;28(3):256-69.
4. F. Artunc, S. Yildiz, C. Rossi et al (2006). Simultaneous evaluation of renal morphology and function in live kidney donors using dynamic magnetic resonance imaging. Transplant Proc; 71(5):1187-92.
5. Grassi G, Abdelkawy H, Barsotti M, Paleologo G, Tregnaghi C et al (2009). Living kidney transplantation: evaluation of renal function and morphology of potential
donors. Transplant Proc; 41(4):1121-4.
6. Itoh K (2003). Comparison of methods for determination of glomerular filtration rate: Tc-99m-DTPA renography, predicted creatinine clearance method and plasma sample method. Ann Nucl Med. ;17(7):561-5.
7. O’Malley JP, Ziessman HA (1993). Quantitatio6n of renal function using radioisotopic techniques. Clin Lab Med.;13(1):53-68.
8. Shokeir AA, Gad HM, el-Diasty (2003). Role of radioisotope renal scan in the choice of nephrectomy side in live kidney donors. J Urol ; 170 :373-6.
9. White CA, Huang D, Akbari A, Garland J, Knoll GA (2008). Performance of creatinine-based estimates of GFR in kidney transplant recipients: a systematic
review. J Kidney Dis ;51(6):1005-15.