GIÁ TRỊ CỦA 18FDG-PET/CT VÀ CT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA CÓ NỒNG ĐỘ THYROGLOBULIN HUYẾT THANH CAO VÀ XẠ HÌNH TOÀN THÂN VỚI 131I ÂM TÍNH

Bs Bùi Quang Biểu1, BS Lê Ngọc Hà1
1 Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Khoảng 20 - 30% bệnh nhân (BN) UT tuyến giáp (UTTG) biệt hóa sau phẫu thuật và điều trị 131I có tái phát và di căn, không phát hiện được trên xạ hình toàn thân với 131I. Mục đích của nghiên cứu so sánh giá trị của FDG PET/CT và CT trong chẩn đoán tái phát và di căn ở những BN này.
Đối tượng và phương pháp: 49 BN UT tuyến giáp (UTTG) biệt hóa có thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân (XHTT) với 131I âm tính được chụp PET/CT và CT để phát hiện tổn thương tái phát/di căn.
Kết quả: PET/CT phát hiện được 41 tổn thương ở 29 BN (59,2%) so với 20 tổn thương ở 18 BN (36,7%) trên CT. FDG PET/CT có độ nhạy (Sn) 83,9%, độ chính xác (Ac) 83,7%, giá trị dự đoán âm (NPV) 75% cao hơn so với các giá trị tương ứng trên CT là 51,6%; 65,3%; 51,6%. Độ đặc hiệu (Sp) và giá trị dự đoán dương tính (PPV) của PET/CT (83,3% và 89,7%) tương đương với của CT. So sánh diện tích dưới đường cong ROC, FDG PET/CT có giá trị chẩn đoán tái phát/di căn ở BN UTTG biệt hóa tốt hơn rõ rệt so với CT (p<0,01). Hai ngưỡng định lượng bằng SUV có giá trị cao chẩn đoán tổn thương tái phát/di căn là SUV max = 4,5 với SN 84,6%, Sp 66,7% và SUV = 5 có Sn 65,3%; Sp 100%. FDG PET/CT giúp làm thay đổi chiến thuật điều trị ở 25/49 BN (51,2%).
Kết luận: FDG-PET/CT có giá trị vượt trội so với CT trong phát hiện tổn thương tái phát/di căn ở BN UTTG biệt hóa có thyroglobulin huyết thanh cao và XHTT với 131I âm tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Ngọc Hà và cs (2010), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh 18F-FDG PET/CT ở BN UT tuyến giáp biệt hóa có nồng độ thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân 131I âm tính, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tập 6, tr 46-53.
2. Lê Duy Hưng và cs (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng 131I ở BN di căn do UT tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tập 4, tr 93-99.
3. Altenvoerde G et al (1998), Positron emission tomography with F-18-deoxy glucose in patients with differentiated thyroid carcinoma, elevated thyroglobin levels, and negative iodine scans, Langenbecks Arch Surg, 383, pp 160-3.
4. Atkins FB, Van Nostrand D (2006), Radioiodine Whole Body Imaging, Thyroid Cancer a comprehensive guide to clinical management, Second edition, Humana Press, pp 133-50.
5. Baudin E et al (2003), Positive predictive value of serum thyroglobulin levels, mesured during the first year of follow-up after thyroid hormon withdrawal, in thyroid cancer patients, J Clin Endocrinol Metab, 88, pp 1107-11.
6. Chung JK et al (1999), Value of FDG PET in papillary thyroid carcinoma with negative 131I Whole-Bogy Scan, J Nucl Med, 40, pp 986-92.
7. David SC et al (2009), Revised American Thyroid Association Management Guidelines for Patients with Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer, Thyroid, 19(11), pp 1167-214.