NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG TRÊN XẠ HÌNH SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN SAU NHỒI MÁU CƠ TIM

Vũ Thị Phương Lan1, Lê Ngọc Hà1,
1 Bệnh viện trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục đích: nhằm đánh giá đặc điểm tổn thương trên xạ hình SPECT tưới máu cơ tim ở bệnh nhân (BN) sau nhồi máu cơ tim (NMCT).
Đối tượng và phương pháp: 119 BN sau NMCT được chụp gated SPECT xạ hình tưới máu cơ tim (XHTMCT) bằng Tc99m- sestamibi tại Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 03/2007-05/2010.
Kết quả: nhóm BN khuyết xạ có hồi phục, kết hợp và cố định có tỉ lệ 63,9%, 18,5% và 17,6%. Các BN có ESV ≥ 70 ml có tổng điểm pha gắng sức (SSS) và tổng điểm pha nghỉ (SRS) trung bình là 18,63 ± 5,02 và 15,58 ± 4,99 cao hơn so với nhóm có ESV < 70 ml là 14,49 ± 4,83 và 11,15 ± 4,63 (p<0,001). Có mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa điểm SRS và SSS với điểm vận động thành (WMS) (r = 0,68, p < 0,001) và (r = 0,61, p < 0,001). Nhóm BN có phân số tống máu thất trái (EF) ≤ 40% có điểm SSS và SRS trung bình là 19,83 ± 4,36 và 17,07 ± 4,58 cao hơn rõ rệt so với nhóm có EF > 40% là 15,50 ± 5,2 và 12,13 ± 4,85 (p<0,001). Có sự tương quan nghịch có ý nghĩa giữa EF với điểm SRS (r = - 0,47, p < 0,001) và SSS (r = - 0,44, p <0,001).
Kết luận: các BN sau NMCT thường có tổn thương khuyết xạ cố định, khuyết xạ có hồi phục và kết hợp (do thiếu máu tồn dư) trên hình ảnh gated SPECT tưới máu cơ tim. Mức độ và độ rộng khuyết xạ có mối liên quan tới rối loạn vận động thành thất, thể tích và chức năng tâm thu thất trái.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Ngọc Hà (2005), “Tổng quan về tim mạch hạt nhân”, Chuyên đề hội nghị khoa học chuyên ngành tim mạch toàn quân 2005, Tạp chí y học Việt Nam, ISSN 0686-3174, tập 316, tr 334 –345.
2. Lê Ngọc Hà (2006), “Phương pháp chụp xạ hình tưới máu cơ tim trong chẩn đoán bệnh ĐM vành”, Bài giảng bệnh tim mạch, Viện nghiên cứu khoa học y - dược học lâm sàng 108, tr 21 – 27.
3. Lê Ngọc Hà (2010), “Nghiên cứu đặc điểm tổn thương trên xạ hình Gated SPECT tưới máu cơ tim”, Tạp chí y học thực hành số 715, tr 25-29.
4. Hansen Ch.L., Goldstein R.A., Akinboboye O.O. et al (2007), “ASNC Imaging Guidelines For Nuclear Cardiology Procedures: Myocardial perfusion
and function: Single photon emission computedtomography”, J Nucl Cardiol; 14:e39-60.
5. Mahmarian J.J., Dwivedi G., Lahiri T. (2004), “Role of nuclear cardiac imaging in myocardial infarction: Postinfarction risk stratification”, J Nucl Cardiol;11: pp.186-209.
6. Mahmarian J.J., Shaw L.J., Filipchuk N.G. et al (2006), “A Multinational Study to Establish the Value of Early Adenosine Technetium-99m Sestamibi Myocardial Perfusion Imaging in Identifying a Low-Risk Group for Early Hospital Discharge After Acute Myocardial Infarction” , J Am Coll Cardiol, 48: pp.2448 –57.
7. Ndrepepa G., Mehilli J., Martinoff S. et al (2007), “Evolution of Left Ventricular Ejection Fraction and its Relationship to Infarct Size After Acute Myocardial Infarction”, J Am Coll Cardiol; 50: pp.149–56.