GIÁ TRỊ CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CÁCU NGUYÊN PHÁTTHƯỜNG GẶP Ở RUỘT NON

Lê Duy Mai Huyên1, Võ Tấn Đức2,
1 Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh, Đại học Y Dược, Thành phố hồ chí minh
2 Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh, Đại học y dược Thành phố hồ chí minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân tích giá trị của các dấu hiệu hình ảnh trong chẩn đoán phân biệt các loại u ruột non(URN) thường gặp tại Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang, chọn tất cả những bệnh nhân (BN) được chẩn đoán ra viện là URN tại BV Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và BV Chợ Rẫy từ 01/2015 đến 5/2018, có chụp CLVT với thuốc tương phản tĩnh mạch, có kết quả giải phẫu bệnh xác định là u nguyên phát ruột non. Bác sĩ hình ảnh sẽ lần lượt đọc mù các dấu hiệu hình ảnh được liệt kê trong phiếu thu thập số liệu mà không biết kết quả giải phẫu bệnh. Bác sĩ hình ảnh không cần phải đưa ra chẩn đoán loại URN mà chỉ nhận diện các dấu hiệu hình ảnh là vị trí u, hình thái u, mức độ và tính chất bắt thuốc của u, các kiểu dày thành ruột của u, kích thước u, dấu hiệu mạch máu trên bề mặt u và tính chất hạch. Sau đó, các trường hợp trong mẫu sẽ được đối chiếu với kết quả phẫu thuật và mô bệnh học để đưa ra các giá trị chẩn đoán loại URN của từng dấu hiệu.
Kết quả: Hồi cứu lại 98 trường hợp chẩn đoán u nguyên phát ruột non, có 31 adenocarcinoma, 22 lymphoma, 30 GIST và 15 u khác. Hình thái phát triển ra ngoài giúp gợi ý GIST, PPV 82,3%. Tất cả GIST đều bắt thuốc từ trung bình đến mạnh; mô
u bắt thuốc trên 110HU có độ đặc hiệu là 84,9%; mạch máu phát triển trên bề mặt tổn thương có PPV là 92% trong gợi ý GIST. Hình thái thường gặp của Adenocarcinoma và Lymphoma là dày thành ruột. Các dấu hiệu lõi táo, khấu vai, tổn thương khu trú trên đoạn ngắn gợi ý Adenocarcinoma có PPV lần lượt là 81,8%, 71,4%, 76,9%. Các dấu hiệu giả phình và tổn thương dày thành rõ lớn hơn hoặc bằng 25mm gợi ý Lymphoma có PPV lần lượt là 87,5%, 72,7%. Hạch phì đại có trục ngắn trên 20mm và kết thành chùm gợi ý Lymphoma có độ đặc hiệu là 100%.
Kết luận: CLVT với thuốc tương phản tĩnh mạch có thể giúp chẩn đoán phân biệt các loại URN thường gặp bằng cách phân tích các dấu hiệu hình ảnh đặc hiệu cho các loại u sau khi đã phân nhóm các loại URN dựa vào hình thái phát triển của u.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anzidei M., Napoli A., et al. (2011), “Malignant tumours of the small intestine: a review of histopathology, multidetector CT and MRI aspects”.Br J Radiol, 84 (1004), pp. 677-690.
2. Buckley J A, Fishman E K (1998), “CT evaluation of small bowel neoplasms: spectrum of disease”.RadioGraphics, 18 (2), pp. 379-392.
3. Byun J. H., Ha H. K., et al. (2003), “CT findings in peripheral T-cell lymphoma involving the gastrointestinal tract”.Radiology, 227 (1), pp. 59-67.
4. Chang S. T., Menias C. O. (2013), “Imaging of primary gastrointestinal lymphoma”.Semin Ultrasound CT MR, 34 (6), pp. 558-65.
5. Farhat M. H., Shamseddine A. I., et al. (2008), “Small bowel tumors: clinical presentation, prognosis, and outcome in 33 patients in a tertiary care center”.J Oncol, 2008, pp. 212067.
6. Fernandes D. D., Galwa R. P., et al. (2012), “Cross-sectional imaging of small bowel malignancies”.Can Assoc Radiol J, 63 (3), pp. 215-21.
7. Fernandes T., Oliveira M. I., et al. (2014), “Bowel wall thickening at CT: simplifying the diagnosis”.Insights Imaging, 5 (2), pp. 195-208.
8. Ganeshan Dhakshina, Bhosale Priya, et al. (2013), “Imaging Features of Carcinoid Tumors of the Gastrointestinal Tract”.American Journal of Roentgenology, 201 (4), pp. 773-786.
9. Ghai Sangeet, Pattison John, et al. (2007), “Primary Gastrointestinal Lymphoma: Spectrum of Imaging Findings
with Pathologic Correlation”.RadioGraphics, 27 (5), pp. 1371-1388.
10. Gollub Marc J. (2008), “Imaging of Gastrointestinal Lymphoma”.Radiologic Clinics, 46 (2), pp. 287-312.
11. Gore Richard M., Mehta Uday K., et al. (2006), “Diagnosis and staging of small bowel tumours”.Cancer Imaging, 6 (1), pp. 209-212.
12. Horwitz Benjamin M., Zamora G. Elizabeth, et al. (2011), “Best Cases from the AFIP: Gastrointestinal Stromal Tumor of the Small Bowel”.RadioGraphics, 31 (2), pp. 429-434.
13. Hou Y. Y., Tan Y. S., et al. (2004), “C-kit gene mutation in human gastrointestinal stromal tumors”.World J Gastroenterol, 10 (9), pp. 1310-1314.
14. James S., Balfe D. M., et al. (1987), “Small-bowel disease: categorization by CT examination”.American Journal of Roentgenology, 148 (5), pp. 863-868.
15. Lê Văn Cường (2011), “Giải phẫu sau đại học”,
16. Levy A. D., Remotti H. E., et al. (2003), “Gastrointestinal stromal tumors: radiologic features with pathologic correlation”.Radiographics, 23 (2), pp. 283-304, 456; quiz 532.
17. Levy A. D., Sobin L. H. (2007), “From the archives of the AFIP: Gastrointestinal carcinoids: imaging features with clinicopathologic comparison”.Radiographics, 27 (1), pp. 237-57.
18. Lo Re Giuseppe, Federica Vernuccio, et al. (2015), “Radiological features of gastrointestinal lymphoma”.
Gastroenterology research and practice, 2016.
19. Macari Michael, Megibow Alec J., et al. (2007), “A Pattern Approach to the Abnormal Small Bowel: Observations
at MDCT and CT Enterography”.American Journal of Roentgenology, 188 (5), pp. 1344-1355.
20. Masselli G., Colaiacomo M. C., et al. (2012), “MRI of the small-bowel: how to differentiate primary neoplasms and mimickers”.The British Journal of Radiology, 85 (1014), pp. 824-837.
21. Masselli Gabriele (2013), “Small Bowel Imaging: Clinical Applications of the Different Imaging Modalities—A
Comprehensive Review”.ISRN Pathology, 2013, pp. 1-13.
22. McLaughlin Patrick D., Maher Michael M. (2013), “Primary Malignant Diseases of the Small Intestine”.American Journal of Roentgenology, 201 (1), pp. W9-W14.
23. Neugut A. I., Jacobson J. S., et al. (1998), “The epidemiology of cancer of the small bowel”.Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 7 (3), pp. 243-251.
24. Nguyễn Quang Quyền (2011), “Bài giảng Giải phẫu học”, pp. tr. .
25. Pan Sai Yi, Morrison Howard (2011), “Epidemiology of cancer of the small intestine”.World Journal of Gastrointestinal Oncology, 3 (3), pp. 33-42.
26. Sailer Johannes, Zacherl Johannes, et al. (2007), “MDCT of small bowel tumours”.Cancer Imaging, 7 (1), pp. 224-233.
27. Sandrasegaran Kumaresan, Rajesh Arumugam, et al. (2005), “Gastrointestinal Stromal Tumors: Clinical, Radiologic, and Pathologic Features”.American Journal of Roentgenology, 184 (3), pp. 803-811.
28. Scarsbrook Andrew F., Ganeshan Arul, et al. (2007), “Anatomic and Functional Imaging of Metastatic Carcinoid Tumors”.RadioGraphics, 27 (2), pp. 455-477.
29. Shinya T., Inai R., et al. (2017), “Small bowel neoplasms: enhancement patterns and differentiation using postcontrast
multiphasic multidetector CT”.Abdom Radiol (NY), 42 (3), pp. 794-801.
30. Shirsat H. S., Vaiphei K. (2014), “Primary gastrointestinal lymphomas - A study of 81 Cases from a Tertiary Healthcare Centre”.Indian J Cancer, 51 (3), pp. 290-292.
31. Tzen C. Y., Mau B. L. (2005), “Analysis of CD117-negative gastrointestinal stromal tumors”.World J Gastroenterol, 11 (7), pp. 1052-1055.
32. Vasconcelos R. N., Dolan S. G., et al. (2017), “Impact of CT enterography on the diagnosis of small bowel gastrointestinal stromal tumors”.Abdom Radiol (NY), 42 (5), pp. 1365-1373.