ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH CỦA VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG

Phạm Đăng Tú1, Võ Tấn Đức2, Lê Văn Phước3,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM
2 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
3 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bv Chợ Rẫy TP HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT) của viêm túi thừa đại tràng (VTTĐT), bước đầu phân loại VTTĐT theo hội phẫu thuật cấp cứu thế giới (WSES), và so sánh đặc điểm hình ảnh giữa VTTĐT phải và trái.
Phương pháp: Hồi cứu các bệnh nhân được chẩn đoán VTTĐT tại bệnh viện Đại học Y Dược và có chụp XQCLVT từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017. Các đặc điểm lâm sàng, điều trị được thu thập và ghi nhận các đặc điểm hình ảnh XQCLVT.
Kết quả: Có 104 bệnh nhân, 75 VTTĐT phải và 29 VTTĐT trái. Tuổi trung bình là 46, tỉ lệ nam/nữ là 1,6. Hình ảnh túi thừa viêm chiếm 89,4%; bóng khí quanh đại tràng 19,2%; dịch quanh đại tràng 51,9%; áp xe 11,5%; rò 1,9%; tắc ruột 1%. Phân
độ viêm túi thừa theo WSES, VTTĐT đơn giản và có biến chứng giai đoạn 1a, 1b, 2 a, 2b lần lượt là 48% và 39,2%; 6,9%; 4,9%; 1%. Không có trường hợp nào VTTĐT giai đoạn 3, 4. So sánh VTTĐT phải và trái: tuổi trung bình (41 tuổi và 61 tuổi), tỉ lệ hình ảnh túi thừa viêm (96% và 72,4%), bóng khí quanh đại tràng (8% và 48,3%), dịch quanh đại tràng (45,3% và 69%), áp xe (4% và 31%), các đặc điểm này khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0,05.
Kết luận: VTTĐT thường gặp bên phải, bệnh thường nhẹ, phần lớn là VTTĐT đơn giản và giai đoạn 1a theo WSES. VTTĐT phải tuổi trung bình nhỏ hơn và ít biến chứng hơn VTTĐT trái.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chung B. H., Ha G. W., Lee M. R., et al (2016), “Management of Colonic Diverticulitis Tailored to Location and Severity: Comparison of the Right and the Left Colon”,Annals of Coloproctology, 32 (6), 228-233.
2. Dickerson E. C., Suzanne T. C., James H. E., et al (2017), “Recurrence of Colonic Diverticulitis: Identifying Predictive CT Findings—Retrospective Cohort Study”,Radiology, 285 (3), 850-858.
3. Kircher M. F., Rhea J. T., Kihiczak D., et al (2002), “Frequency, sensitivity, and specificity of individual signs of diverticulitis on thin-section helical CT with colonic contrast material: experience with 312 cases”,AJR Am J Roentgenol, 178 (6), 1313-8.
4. Lê Huy Lưu, Võ Thị Hồng Yến, Đỗ Thị Thu Phương, và cs (2017), “Hướng tới một phác đồ xử trí viêm túi thừa đại tràng phải”,Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 21 (2), 91-98.
5. Lohsiriwat V., Suthikeeree W. (2013), “Pattern and distribution of colonic diverticulosis: Analysis of 2877 barium enemas in Thailand”,World Journal of Gastroenterology : WJG, 19 (46), 8709-8713.
6. Manabe N., Haruma K., Nakajima A., et al (2015), “Characteristics of Colonic Diverticulitis and Factors
Associated With Complications: A Japanese Multicenter, Retrospective, Cross-Sectional Study”,Dis Colon Rectum, 58 (12), 1174-81.
7. Padidar A. M., Jeffrey R. B., Jr., Mindelzun R. E., et al (1994), “Differentiating sigmoid diverticulitis from carcinoma on CT scans: mesenteric inflammation suggests diverticulitis”,AJR Am J Roentgenol, 163 (1), 81-3.
8. Sartelli M., Catena F., Ansaloni L., et al (2016), “WSES Guidelines for the management of acute left sided colonic diverticulitis in the emergency setting”,World J Emerg Surg, 11, 37.
9. Schneider L. V., Millet I., Boulay-Coletta I., et al (2016), “Right colonic diverticulitis in Caucasians: presentation and outcomes versus left-sided disease”,Abdom Radiol (NY).