HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ NHÂN NÓNG TUYẾN GIÁP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐT SÓNG CAO TẦN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: một số bệnh nhân có nhân độc tuyến giáp không phù hợp với phương pháp điều trị bằng phẫu thuật hoặc liệu
pháp phóng xạ. Vì vậy phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu như phá huỷ bằng cồn tuyệt đối hoặc đốt sóng cao tần là cần thiết.
Phương pháp: nghiên cứu này có 17 bệnh nhân (7 BN có nhiễm độc giáp và 10 BN tiền nhiễm độc giáp), tỷ lệ nam: nữ
= 1:7.5: tuổi trung bình 46.47 ± 13 (28-66) . Tất cả bệnh nhân đều có hình ảnh nhân nóng trên xạ hình tuyến giáp bằng 99mTc.
RFA được tiến hành và sử dụng kim 18G với hệ thống làm mát trong kim. Các chỉ số về thể tích nhân tuyến giáp, chức năng
tuyến giáp, xạ hình, điểm triệu chứng, xếp loại điểm thẩm mỹ và biến chứng được đánh giá trước điều trị và theo dõi sau điều
trị ở thời điểm sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng.
Kết quả: thể tích trung bình của nhân tuyến giáp 13.07 ± 8.44 (2.2 – 35.5 ml). Mức độ giảm thể tích trung bình sau điều
trị 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng lần lượt là 42.77 % , 63. % và 78.3 % . Các chỉ số xét nghiệm hormone T3, FT4, TSH ở thời điểm
ban đầu trước điều trị 2.59 ± 1.19 nmol/L, 16.3 ± 5.78 pmol/L, and 0.101 ± 0.178 mU/mL và có sự cải thiện đáng kể sau điều
trị RFA 1 tháng (T3: 2.18 ± 0.753 nmol/L, p = 0.001; FT4: 14.78 ± 2.86 pmol/L, p = 0.001; TSH: 1.464 ± 0.844 mU/mL, p =
0.001), sau 06 tháng (T3: 2.07 ± 0.614 nmol/L, p = 0.012; FT4: 15.12± 2.0 pmol/L, p = 0.001; TSH: 1.269 ± 0.398 mU/mL, (p
<0.001). Xạ hình tuyến giáp sau điều trị, có 16 bệnh nhân tiến triển từ nhân nóng thành nhân lạnh tuyến giáp và 1 bệnh nhân
bắt xạ như nhu mô giáp lành. Sau 6 tháng điều trị, điểm triệu chứng giảm từ 3.47 ± 1.9 xuống 0.12± 3.32 (p = 0.001) và điểm
thẩm mỹ giảm từ 3.59 ± 1.1 tới 1.41± 0.712 (p <0.001). Không gặp biến chứng nặng nào.
Kết luận: RFA cho thấy tính hiệu quả và an toàn trong điều trị cho nhân độc tự trị tuyến giáp và có thể khuyến cáo là
phương pháp điều trị trước tiên cho nhân nóng tuyến giáp.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Baek, j.h., a guidebook on radiofrequency ablation for thyroid and neck tumors. 2017.
3. Kim, j.-h., et al., 2017 thyroid radiofrequency ablation guideline: korean society of thyroid radiology. Korean journal of radiology, 2018. 19(4): p. 632-655.
4. Sung, j.y., et al., radiofrequency ablation for autonomously functioning thyroid nodules: a multicenter study. Thyroid, 2015. 25(1): p. 112-7.
5. Baek, j.h., et al., radiofrequency ablation for the treatment of autonomously functioning thyroid nodules. World j surg, 2009. 33(9): p. 1971-7.
6. Belfiore, a., et al., solitary autonomously functioning thyroid nodules and iodine deficiency*. The journal of clinical endocrinology & metabolism, 1983. 56(2): p. 283-287.
7. Park, h.s., et al., thyroid radiofrequency ablation: updates on innovative devices and techniques. Korean j radiol, 2017. 18(4): p. 615-623.
8. Na, d.g., et al., radiofrequency ablation of benign thyroid nodules and recurrent thyroid cancers: consensus statement and recommendations. Korean j radiol, 2012. 13(2): p. 117-25.