Giá trị cộng hưởng từ xóa nền 3.0 Tesla đánh giá tăng sinh mạch ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan sau TACE

VŨ TRỌNG HUY1,, Phạm Minh Thông
1 Trung tâm y tế huyện Việt Yên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị cộng hưởng từ xóa nền 3.0 Tesla đánh giá tăng sinh mạch ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan sau TACE có đối chiếu với chụp DSA.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân u gan được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô tế bào gan và điều trị bằng TACE, đồng thời được chụp cộng hưởng từ xóa nền 3.0 Tesla từ 6/2021 đến tháng 6/2022 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam.


Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi gồm 40 bệnh nhân với 57 khối u được đánh giá tăng sinh mạch trên CHT có so sánh với kết quả chụp ĐMG, kết quả chẩn đoán của CHT xóa nền với: độ nhạy 100%; độ đặc hiệu 100%; PPV 100%; NPV 100% ; trong khi đó CHT động học là 90,9%; 69,2%; 90,9%; 69,2%; chuỗi xung DWI là 97,7%; 61,5%; 89,6%; 88,9%. Như vậy cho thấy CHT xóa nền có sự gia tăng đáng kể về độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê rất lớn với p< 0,01.


Kết luận: CHT động học và chuỗi xung DWI có giá trị tốt trong chẩn đoán khối u tăng sinh mạch sau TACE, tuy nhiên giá trị tăng lên rõ rệt nhờ CHT xóa nền, đặc biệt ở các tổn thương có tín hiệu cao trước khi sử dụng thuốc tương phản với độ nhạy 100%; độ đặc hiệu 100%; PPV 100%; NPV 100% (tương đương với chụp DSA). Vì vậy, cần thêm CHT xóa nền vào trong quy trình chụp CHT trong quá trình theo dõi sau TACE.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Asafo-Agyei KO, Samant H. Hepatocellular Carcinoma. [Updated 2022 Jun 21]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2022 Jan-.
2. QĐ 3129-Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan; 2020.
3. Kudo M, Kubo S, Takayasu K, Sakamoto M, Tanaka M, Ikai I, Furuse J, Nakamura K, Makuuchi M; Liver Cancer Study Group of Japan (Committee for Response Evaluation Criteria in Cancer of the Liver, Liver Cancer Study Group of Japan). Response Evaluation Criteria in Cancer of the Liver (RECICL) proposed by the Liver Cancer Study Group of Japan (2009 Revised Version). Hepatol Res. 2010 Jul;40(7):686-92. doi: 10.1111/j.1872034X.2010.00674.x. PMID: 20633194.
4. Bosch F.X, Ribes J, Diaz M et al (2004). Primary liver cancer:worldwide incidence and trends. Gastroenterology, 127(5), 5-16. .
5. Jelic S, Sotiropoulos G.C (2010). Hepatocellular carcinoma: ESMOnClinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Annals of Oncology, 21 (5), 59-64.
6. Huỳnh Quang Huy, Phạm Minh Thông, Đào Văn Long. Nghiên cứu vai trò cộng hưởng từ trong chẩn đoán và đánh giá ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch hóa dầu. (2015).
7. Metwally LIA, Mahmoud BE, Yehia M (2019). The value of dynamic subtraction MRI technique in the assessment of treatment response of hepatocellular carcinoma to transcatheter arterial chemoembolization. Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine, 50(1)
8. ElSaid NAE, Kaddah RO, Fattah MSA, Salama NM (2016). Subtraction MRI versus diffusion weighted imaging: Which is more accurate in assessment of hepatocellular carcinoma after Trans Arterial Chemoembolization (TACE)? The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine, 47(4):1251-1264.
9. Hassan MG, Abdelrahman AS, Abdu EMH (2020). Role of Dynamic Subtraction MRI in Assessment of Reactivity of Hepatic Focal Lesions post Trance arterial chemoembolization. QJM: An International Journal of Medicine, 113(Supplement_1)
10. Medhat M. Reffat, Wael Elshawaf, Shorouk Z. Abdel Shafy, Khaled E. Aly. The Role of Dynamic Subtraction MRI in assessment of reactivity of HFLs post TACE by 3 tesla MRI machine. BMFJ 2021;38(1): 344-352 DOI: 10.21608/ bmfj.2021.50243.1345.