AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỐT NHÂN GIÁP LỚN LÀNH TÍNH BẰNG VI SÓNG (MWA)

Huỳnh Quang Khánh1,
1 

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Đa số các nhân giáp là lành tính và không cần điều trị, tuy nhiên một vài nhân giáp lớn (≥3 cm) cần phải điều trị vì những lý do như thẫm mỹ hay vì các triệu chứng lâm sàng. Các phương pháp điều trị trước đây là phẫu thuật và liệu pháp hormon tuyến giáp, tuy nhiên cả hai phương pháp này đều có những hạn chế của nó (3). Bên cạnh Sóng cao tần, vi sóng là một phương pháp sử dụng nhiệt phá hủy làm hoại tử mô tuyến giáp và đã được áp dụng cho các loại tổn thương lành tính cũng như ác tính của tuyến giáp và cho kết quả tốt.


Mục tiêu: Chúng tôi xác định tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật đốt các nhân giáp lớn lành tính bằng vi sóng.


Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi mô tả loạt 40 trường hợp nhân giáp lớn lành tính được đốt bằng vi sóng tại khoa Ngoại Lồng Ngực bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019.


Kết quả: có 31 nữ, 9 nam với tuổi trung bình 46 tuổi. Kích thước trung bình của đường kính lớn nhất nhân giáp là 44mm, và thể tích trung bình là 22ml. Có 4 trường hợp (10%) có biến chứng nhẹ. Tỉ lệ giảm thể tích trung bình lần lượt là 75,1; 85,2; 96,4% sau 3, 6 và 12 tháng. Điểm triệu chứng và điểm thẫm mỹ trung bình ước tính từ 8,0 và 2,8 (trước điều trị) đến 2,8 và 1,3 (ở thời điểm sau 12 tháng điều trị). Có 13 trường hợp (31%) cần can thiệp vi sóng lần thứ hai.


Kết luận: Đốt bằng vi sóng là an toàn, hiệu quả và là lựa chọn tốt trong điều trị nhân giáp lớn lành tính. Cần nhiều nghiên cứu với số lượng lớn hơn và theo dõi dài hơn để đánh giá thêm về tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Baek J. H; J. H. Lee, R. Valcavi, C. M. Pacella, H. Rhim, and D. G. Na, “Thermal ablation for benign thyroid nodules: radiofrequency and laser,” Korean Journal of Radiology, vol. 12, no. 5, pp. 525–540, 2011.
2. Baek J. H; et al “Complication Encountered in the treatment of benign thyroid nodules with US-guided RFA: A multicenter study. Radiology. 2012 Jan; 262(1): 335-42.
3. Heck K, Happel C, Grunwald F, et al (2015) Percutaneous microwave ablation of thyroid nodules: effects on thyroid function and antibodies. International journal of hyperthermia : the official journal of European Society for Hyperthermic Oncology, North American Hyperthermia Group 31:560-567
4. Jin H, Fan J, Liao K, et al (2018) A propensity score matching study between ultrasound-guided percutaneous microwave ablation and conventional thyroidectomy for benign thyroid nodules treatment. International journal of hyperthermia : the official journal of European Society for Hyperthermic Oncology, North American Hyperthermia Group 35:232-238
5. Korkusuz H, Nimsdorf F, Happel C, et al (2015) Percutaneous microwave ablation of benign thyroid nodules. Functional imaging in comparison to nodular volume reduction at a 3-month follow-up. Nuklearmedizin Nuclear medicine 54:13-19
6. Korkusuz Y, Kohlhase K, Groner D, et al (2016) Microwave Ablation of Symptomatic Benign Thyroid Nodules: Energy Requirement per ml Volume Reduction. RoFo : Fortschritte auf dem Gebiete der Rontgenstrahlen und der Nuklearmedizin 188:1054-1060
7. Liu YJ, Qian LX, Liu D, et al (2017) Ultrasound-guided microwave ablation in the treatment of benign thyroid nodules in 435 patients. Experimental biology and medicine (Maywood, NJ) 242:1515-1523