KHẢO SÁT HÌNH THÁI MẠCH MÁU GAN VÀ CÁC BIẾN THỂ GIẢI PHẪU BẰNG HÌNH CHỤP X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất dạng giải phẫu thường gặp và các dạng biến thể của hệ động mạch gan (ĐMG), hệ tĩnh mạch cửa (TMC) và hệ tĩnh mạch gan (TMG) trên x quang cắt lớp vi tính (XQCLVT). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm mối tương quan giữa các dạng biến thể mạch máu gan.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả. Dân số chọn mẫu bao gồm các bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y Dược (BV ĐHYD) tpHCM, được chụp XQCLVT vùng bụng có tiêm thuốc tương phản thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Từ hình chụp XQCLVT lưu trên hệ thống PACS của bệnh viện, sử dụng các phần mềm xử lý hình ảnh để dựng hình hệ ĐMG, TMC và TMG nhằm xác định tỉ lệ các dạng biến thể giải phẫu của hệ mạch máu gan
Kết quả: Từ tháng 08/2017 đến tháng 08/2018 tại BV ĐHYD TpHCM, 611 trường hợp bệnh nhân (BN) được đưa vào mẫu nghiên cứu. Kết quả ở hệ ĐMG tìm thấy 92,3% trường hợp ĐMG có nguyên ủy từ động mạch thân tạng, xác định được 9 trong 10 dạng giải phẫu theo phân loại Michels trong đó dạng giải phẫu phổ biến nhất (dạng 1) chiếm tỉ lệ 73,6%, ngoài ra ghi nhận thêm 5 nhóm biến thể giải phẫu nằm ngoài bảng phân loại Michels (chiếm 3,1%). Đối với hệ TMC tính được tỉ lệ nhóm giải phẫu bình thường là 84,1%, tìm thấy đủ 4 nhóm biến thể theo mô tả các nghiên cứu trước 1,2 với tỉ lệ lần lượt theo thứ tự từ nhóm 2 tới nhóm 5 là 11,3%, 1,2%, 1,6% và 1,8%. Khảo sát hệ TMG ghi nhận 58,6% đối tượng nghiên cứu có thân chung của TMG trái và TMG giữa, cũng xác định được 45,5% các trường hợp có từ một tới nhiều nhánh TMG phải phụ đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới. Chúng tôi không tìm thấy mối tương quan giữa các dạng biến thể của mạch máu gan.
Kết luận: Giải phẫu mạch máu gan đóng vai trò quan trọng trong các phẫu thuật cắt gan, cắt khối tá tụy và ghép gan. Do tần suất các biến thể của mạch máu gan khá cao, kiến thức về giải phẫu là rất cần thiết đối với các phẫu thuật viên cũng như các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1 Atasoy, Ç. & Özyürek, E. J. A. J. o. R. Prevalence and types of main and right portal vein branching variations on MDCT. 187, 676-681 (2006).
2 Erbay, N., Raptopoulos, V., Pomfret, E. A., Kamel, I. R. & Kruskal, J. B. J. A. J. o. R. Living donor liver transplantation in adults: vascular variants important in surgical planning for donors and recipients. 181, 109- 114 (2003).
3 Favelier, S. et al. Anatomy of liver arteries for interventional radiology. 96, 537-546 (2015).
4 Heilmaier, C. et al. Mapping of hepatic vascular anatomy: dynamic contrast-enhanced parallel MR imaging compared with 64–detector row CT. 245, 872-880 (2007).
5 Tanikake, M. et al. Three-dimensional CT angiography of the hepatic artery: use of multi–detector row helical CT and a contrast agent. 227, 883-889 (2003).
6 Lawton, J. et al. Computer-assisted study of the axial orientation and distances between renovisceral arteries ostia. 39, 149-160 (2017).
7 Araujo Neto, S. A. et al. Multidetector computed tomography angiography of the celiac trunk and hepatic arterial system: normal anatomy and main variants. 49, 49-52 (2016).
8 Osman, A. M., Abdrabou, A. J. T. E. J. o. R. & Medicine, N. Celiac trunk and hepatic artery variants: A retrospective preliminary MSCT report among Egyptian patients. 47, 1451-1458 (2016).
9 Cường, L. V. Các dạng và kích thước động mạch ở người Việt Nam. tr. 102-148 (Nhà xuất bản Y học TP. HCM, 2012).
10 Trần Sinh Vương. Nghiên cứu về nguyên ủy, các dạng phân nhánh của động mạch gan ở người Việt Nam trưởng thành. Tạp chí Y học thực hành 817, tr. 73-75 (2012).
11 Song, S.-Y. et al. Celiac axis and common hepatic artery variations in 5002 patients: systematic analysis with spiral CT and DSA. 255, 278-288 (2010).
12 Sureka, B. et al. Variations of celiac axis, common hepatic artery and its branches in 600 patients. 23, 223 (2013).
13 Hiatt, J. R., Gabbay, J. & Busuttil, R. W. J. A. o. s. Surgical anatomy of the hepatic arteries in 1000 cases. 220, 50 (1994).
14 Koops, A. et al. Anatomic variations of the hepatic arteries in 604 selective celiac and superior mesenteric angiographies. 26, 239-244 (2004).
15 Thangarajah, A., Parthasarathy, R. J. J. o. c. & JCDR, d. r. Celiac axis, common hepatic and hepatic artery variants as evidenced on MDCT angiography in south indian population. 10, TC01 (2016).
16 Madoff, D. C. et al. Transhepatic portal vein embolization: anatomy, indications, and technical considerations. 22, 1063-1076 (2002).
17 Atri, M., Bret, P. & Fraser-Hill, M. J. R. Intrahepatic portal venous variations: prevalence with US. 184, 157-158 (1992).
18 Fraser-Hill, M. et al. Intrahepatic portal venous system: variations demonstrated with duplex and color Doppler US. 177, 523-526 (1990).
19 Lee, W.-K. et al. Imaging assessment of congenital and acquired abnormalities of the portal venous system. 31, 905-926 (2011).
20 Covey, A. M., Brody, L. A., Getrajdman, G. I., Sofocleous, C. T. & Brown, K. T. J. A. J. o. R. Incidence, patterns, and clinical relevance of variant portal vein anatomy. 183, 1055-1064 (2004).
21 Lee, V. S. et al. MR imaging as the sole preoperative imaging modality for right hepatectomy: a prospective study of living adult-to-adult liver donor candidates. 176, 1475-1482 (2001).
22 Stemmler, B. J. et al. Dual-phase 3D MDCT angiography for evaluation of the liver before hepatic resection. 183, 1551-1557 (2004).
23 Chaib, E., Ribeiro Jr, M., Saad, W. A. & Gama-Rodrigues, J. in Transplantation proceedings. 1063-1066
(Elsevier).