NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ THỰC QUẢN

Lê Đặng Thành Công1, Hoàng Đình Anh1
1 Trung tâm y tế thành phố Phú Quốc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm hình ảnh của siêu âm nội soi ở bệnh nhân ung thư thực quản.


    Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 bệnh nhân ung thư thực quản được chỉ định siêu âm nội soi


   Kết quả: Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều là nam giới với tuổi trung bình 58,33 ± 7,24.   97,5% UTBMTBV ; 2,5% là loạn sản độ cao, không có bệnh nhân nào là ung thư biểu mô tuyến. Độ biệt hóa vừa chiếm ưu thế 55%, 25% biệt hóa cao và 20% biệt hóa kém. Vị trí tổn thương trên nội soi thường gặp ở 1/3 giữa và 1/3 dưới thực quản. 85% tổn thương UTTQ giảm âm, 7,5% tăng âm và 7,5% hỗn hợp âm. Trong đó, 70% có cấu trúc âm không đồng nhất, còn lại 30%  là đồng nhất. Kích thước tổn thương < ½ chu vi chiếm 62,5% và > ½ chu vi chiếm 32,5%. Phân độ TNM trên siêu âm nội soi theo AJCC 8th giai đoạn T:  Tis (7,5%), T1a (45%), T1b (30), T2 (10%), T3(7,5%). Giai đoạn N: N0 (70%), N1 ( 27,5%), N2 (2,5%). Giai đoạn TNM: Giai đoạn 0 ( 5%), IA (15%), IB (47,5%), IIB (25%), IIIA (5%), IIIB (2,5%).


    Kết luận: Siêu âm nội soi đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và đánh giá giai đoạn ở bệnh nhân ung thư thực quản

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, 71(3): 209-249.
2. Helmut masmann, Klaus scholottmann (2001). Role of Endoscopy in the Staging of Esophageal and Gastric Cancer. Seminars in Surgical Oncology, 20: 78-81.
3. Stephanie G. Worrell, Daniel S. Oh, Christina L. Greene, et al. (2014). Endoscopic Ultrasound Staging of Stenotic Esophageal Cancers May Be Unnecessary to Determine the Need for Neoadjuvant Therapy. J Gastrointest Surg, 18(2): 318-320.
4. Ananya Das 1, Amitabh Chak, Michael V Sivak, et al. (2006). Endoscopic ultrasonography and prognosis of esophageal cancer. Clin Gastroenterol Hepatol, 4(6): 695-700.
5. Dustin J. Uhlenhopp, Eric Omar Then2, Tagore Sunkara3, et al. (2020). Epidemiology of esophageal cancer: update in global trends, etiology and risk factors. Clinical Journal of Gastroenterology, 13(6): 1010-1021.
6. Carrie Luu, Marisa Amaral, Jason Klapman, et al. (2017). Endoscopic ultrasound staging for early esophageal cancer: Are we denying patients neoadjuvant chemo-radiation? World J Gastroenterol, 23(46): 8193-8199.
7. Nguyễn Thị Xuân Hương (1999). Nghiên cứu hình ảnh siêu âm nội soi trong chẩn đoán ung thư thực quản. Luận án thạc sỹ y khoa.
8. Thomas W. Rice (2003). Benign Esophageal Tumors: Esophagoscopy and Endoscopic Esophageal Ultrasound. Semin Thorac Cardiovasc Surg, 15(1): 20-6.
9. Patrick R. Pfau, Scott B. Perlman, Peter Stanko, et al. (2007). The role and clinical value of EUS in a multimodality esophageal carcinoma staging program with CT and positron emission tomography. Gastrointest Endosc, 65(3): 377-384.
10. Kim T. J, Kim H. Y, Lee K. W, et al. (2009). Multimodality assessment of esophageal cancer: preoperative staging and monitoring of response to therapy", . Radiographics, 29(2): 403-421.
11. Stephen G. Swisher, Mary Maish, Jeremy J. Erasmus, et al. (2004). Utility of PET, CT, and EUS to Identify Pathologic, Responders in Esophageal Cancer. General thoracic, 78: 1152-1160.
12. Srinivas R Puli, Jyotsna BK Reddy, Matthew L Bechtold, et al. (2008). Staging accuracy of esophageal cancer by endoscopic ultrasound: A meta-analysis and systematic review. World Journal of Gastroenterology, 14(10): 1479 - 1490.